Theo đánh giá của The Total Workforce Index – TWI 2019, lực lượng lao động Việt Nam năm 2019 xếp hạng 57 trên tổng số 76 quốc gia, trên 4 tiêu chí: tính kỷ luật, năng lực, hiệu quả chi phí và năng suất. Nhìn chung, Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức, với 3 yếu điểm chính: trình độ tiếng Anh doanh nghiệp thấp, mức lương tối thiểu thấp, và chênh lệch lương theo giới ngày càng gia tăng. Trong thời đại hội nhập hiện nay, để có thể đánh giá doanh nghiệp ở một góc nhìn chuẩn xác & đề ra phương án phát triển doanh nghiệp thiết thực, các nhà lãnh đạo cần đặc biệt chú tâm đến 5 chỉ số đo lường thực tế sau đây.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam năm 2020 là 2.02%.
So với 2019 cùng tỷ lệ thất nghiệp xấp xỉ 2.01%, con số 2.02% ở 2020 biểu thị một sự gia tăng không đáng kể. Đây có thể được xem là một dấu hiệu tích cực cho nước ta trong thời kỳ COVID-19, khi nền kinh tế thế giới đang suy thoái trầm trọng và tình trạng thất nghiệp diễn ra ở khắp nơi.
Kiểm tra phát âm với bài tập sau:
Chỉ 5% lực lượng lao động Việt Nam có trình độ tiếng Anh doanh nghiệp ở mức khá.
Mặc dù đã nhiều năm Tiếng Anh chính thức trở thành môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục Việt Nam, nhiều sinh viên ra trường vẫn chưa thể đáp ứng đủ trình độ tiếng Anh yêu cầu bởi doanh nghiệp. Hệ luỵ kéo theo đó, là những thế hệ người lao động Việt không thành thạo ngôn ngữ.
Tiếng Anh doanh nghiệp, sau nhiều năm, vẫn là một trong những rào cản ngăn Việt Nam vươn lên ngược dòng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Theo TWI, 60% lực lượng lao động Việt vẫn làm việc trong các nhóm ngành nghề không chính thống (informal sector). 60% cũng là con số cao nhất ở Đông Nam Á.
Theo báo cáo của TWI, chỉ 5% lực lượng lao động có khả năng sử dụng tiếng Anh. Chỉ số thông thạo tiếng Anh của EF (EPI) 2019 cũng cho kết quả tương tự, khi cho thấy người lao động Việt Nam được xếp vào nhóm có trình độ tiếng Anh thấp.
Chính phủ Việt Nam đã khởi động Dự án Tiếng Anh Quốc gia cách đây 10 năm, còn được gọi là Đề án 2020, nhằm hỗ trợ sinh viên đại học nâng cao năng lực tiếng Anh của họ. Song kết quả thu được lại không như mong đợi khi chỉ có 20% sinh viên đại học sau dự án đáp ứng được nhu cầu thông thạo tiếng Anh doanh nghiệp.
Có thể thấy, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn việc thực hiện các biện pháp khuyến khích người lao động trau dồi & sử dụng tiếng Anh, giúp doanh nghiệp Việt duy trì sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Mức lương bình quân hàng tháng của người Việt Nam chỉ 242 USD, đứng thứ 7 so với mức bình quân của khu vực là 1.802 USD.
Thống kê cho thấy, bình quân mỗi tháng một người lao động Việt Nam sẽ nhận 242 USD, tương đương 5,6 triệu đồng. So với trung bình của khu vực là 1.802 USD, Việt Nam xếp vị trí thứ 7. Mức lương trung bình thấp một phần xuất phát từ phần lớn tỷ lệ lao động Việt Nam làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp thô sơ, nằm ở Khu vực II và III, nơi có mức lương tối thiểu thấp.
Có thể thấy, với mức thu nhập thấp, người lao động Việt không thể chi tiêu thêm cho việc đầu tư vào bản thân, hay tham gia các khóa học, chương trình đào tạo thêm kỹ năng ngoài giờ. Với mức lương cơ bản này, nội những thu chi cho đời sống hàng ngày như điện, nước, tiền nhà, cũng đủ khiến thu nhập họ kiệt quệ.
Đáng nói hơn, những tiến bộ không ngừng trong công nghệ có thể trói buộc người lao động Việt Nam vào cái bẫy “lao động giá rẻ”. Cách duy nhất để thoát khỏi vòng xoáy lao động giá rẻ này, nằm ở việc người lao động có dám mạo hiểm đầu tư vào phát triển kỹ năng của mình hay không. Có kỹ năng, lao động lành nghề, người lao động sẽ có quyền đòi hỏi một mức lương xứng đáng hơn.
Cách biệt thu nhập theo giới của Việt Nam xếp thứ 77 trong số 144 quốc gia trên thế giới.
Dựa trên Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mặc dù là một trong những nước có tỷ lệ nữ giới tham gia thị trường lao động cao nhất thế giới (79%), cách biệt trong chi trả thu nhập theo giới của Việt Nam vẫn ở mức cao. Việt Nam được xếp hạng thứ 77 trong số 144 quốc gia về bình đẳng giới trong báo cáo của TWI, tụt hạng so với vị trí 69 trong năm 2018.
Luật Bình đẳng giới được ban hành năm 2006 đã bày tỏ sự quan tâm của Chính phủ về vấn đề này. Tuy nhiên, mặc dù luật đã được thông qua cách đây hơn một thập kỷ, tình hình vẫn không khởi sắc. Với tầm quan trọng của lao động nữ trong lực lượng lao động hiện nay, chính phủ phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế chống lại các tổ chức phân biệt đối xử trên cơ sở đối xử đúng mực với người lao động.
Việt Nam đứng thứ 87 trong số 119 quốc gia về lao động có tay nghề cao.
Các doanh nghiệp FDI Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động có kỹ năng. Theo Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Nhân tài Toàn cầu (GTCI) năm 2018, Việt Nam xếp thứ 87 trên 119 quốc gia về khả năng tuyển dụng, cải thiện và giữ chân nhân viên. Những thiếu thốn về cơ sở vật chất công nghệ, mức gia tăng thu nhập, hay kỹ năng kỹ thuật, tay nghề, đều là những vấn đề đáng được quan tâm.
Người lao động sẽ cần chuẩn bị tâm thế cho hiện tượng ngoại suy trong công việc khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế. Đối với những thách thức lớn mà lực lượng lao động phải đối mặt, các doanh nghiệp cần có những hành động ưu tiên đào tạo và phát triển kỹ năng tốt hơn cho nhân viên.
Để góp phần giải quyết những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, ELSA Speak cung cấp gói giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp, với dịch vụ nâng cao trình độ Anh ngữ cho lực lượng lao động Việt Nam. Với gói “ELSA dành cho Tổ Chức” không ngừng được cập nhật của ELSA, các doanh nghiệp và trường học có thể sở hữu một chương trình đào tạo ngôn ngữ chính thống, hiệu quả, với chi phí vô cùng tiết kiệm:
Ứng dụng ELSA Speak: với công nghệ nhận diện giọng nói độc quyền, ứng dụng có thể xác định chính xác những gì người học cần cải thiện, từ âm thanh riêng lẻ đến ngữ điệu và độ trôi chảy. Thông qua chương trình học cá nhân hóa, với 10 phút thực hành mỗi ngày, người học có thể cải thiện đáng kể chỉ sau 3 tháng.
ELSA Dashboard: một nền tảng giúp các tổ chức quản lý tất cả các hoạt động và tiến trình của người học bên trong ứng dụng ELSA. Nhận được những phản hồi nhận xét từ người dùng, tháng 7 này công ty sẽ ra mắt một cổng thông tin mới, với các khả năng nâng cao để tạo và quản lý nhóm, đánh giá các chỉ số, giúp nâng cao chất lượng & trải nghiệm cho người dùng.
Với ELSA, các tổ chức có thể dễ dàng phân bổ các bài kiểm tra cho thành viên ở các vị trí, phòng ban khác nhau, rồi từ đó có cái nhìn tổng quát nhất về trình độ, năng lực Anh ngữ chung của doanh nghiệp. Các nhà quản lý doanh nghiệp cũng được cung cấp tính năng theo dõi và giám sát thời gian thực, hay trạng thái và hiệu suất thử nghiệm của các thành viên trong quá trình sử dụng.
Chất lượng nội dung: với khóa học “Business Results” của Nhà xuất bản Đại học Oxford, nhân viên vừa được trau dồi cách sử dụng các thuật ngữ kinh doanh trong công việc hàng ngày, vừa được chấm điểm và nhận phản hồi tức thì từ A.I cho bài kiểm tra phát âm của mình.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, ELSA vẫn luôn cải thiện & nâng cấp sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, trên mục tiêu nâng cao trình độ Anh ngữ cho lực lượng lao động Việt Nam trong tương lai.
Liên hệ hợp tác cùng ELSA: [email protected].
Nguồn hình ảnh: Careeremployer.