Độ cạnh tranh mạnh mẽ cùng tiềm năng tăng trưởng cao trong năm 2022 

Mọi ngành công nghiệp đều bị thiệt hại nặng nề khi COVID-19 tới “càn quét” thế giới. Ngành Logistics toàn cầu được định giá/ có giá trị đạt 7,641 tỷ đôla vào năm 2017 nhưng sau đó giá trị tụt giảm xuống còn 5,200 tỷ đôla vào năm 2020. Đại dịch COVID-19 đã khiến các hoạt động xuyên biên giới giữa các cuộc gia bị đình trệ và ảnh hưởng sâu sắc đến ngành cung ứng và logistics. 

Đại dịch làm cho cả ngành bị chậm lại, tuy nhiên không hoàn toàn chấm dứt sự phát triển. Nhu cầu dành cho ngành này vẫn hiện hữu. Nhiều ngành khác như ngành gia dụng, chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử… đã giúp cho ngành Logistics không bị lâm vào thảm cảnh. Bài toán hậu COVID cũng hỗ trợ phát triển cho ngành Logistics và giao thông vận tải quốc tế. 

Kiểm tra phát âm với bài tập sau:

{{ sentences[sIndex].text }}
Cải thiện ngay
Click to start recording!
Recording... Click to stop!
loading

May mắn thay, tình hình dịch COVID cũng đang dần khá hơn và thế giới đang dần quay trở lại quỹ đạo, đương nhiên là với một lối sống bình thường mới. Thế giới số đã giúp nhiều doanh nghiệp hồi phục trở lại bằng cách chuyển đổi hoạt động kinh doanh trực tuyến một cách liền mạch, đưa ngành Logistics đạt mức định giá dự kiến ​​là 12,68 tỷ đô la trước năm 2023. 

Khi mà thế giới số là một thị trường mở, những người chơi trong ngành vẫn duy trì mức độ cạnh tranh và sự hiệu quả bằng cách nắm bắt những xu hướng phát triển và được kỳ vọng sẽ thống trị ngành công nghiệp trong tương lai. Bằng cách làm như vậy, khách hàng sẽ được làm hài lòng và những doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích bằng cách áp dụng những xu hướng này.

Chuẩn bị cho những xu hướng hàng đầu năm nay 

Đem sản phẩm của bạn đến gần với khách hàng hơn 

Xu hướng này về cơ bản là địa phương hóa chuỗi cung cứng và rút ngắn khoảng cách vận chuyển hàng hóa từ doanh nghiệp tới khách hàng. Nhu cầu vận chuyển đã thay đổi khi mà khách hàng muốn nhận được hàng nhanh nhất có thể. Một lựa chọn phổ biến đã dần trở nên quen thuộc đó là Vận chuyển Trong ngày, một điều đã từng bị coi là không tưởng tượng nổi. Không chỉ dừng lại là một lựa chọn “cộng thêm”, nhiều công ty, đặc biệt là những công ty tên tuổi, đang được kỳ vọng sẽ cung cấp vận chuyển trong ngày bất cứ khi nào có thể. 

Chuỗi cung ứng phải đưa về cấp địa phương để hoàn thành những đơn hàng trong ngày. Thay vì phải quản lý kho bãi và vận chuyển theo vùng như trong quá khứ, ngày nay những người đứng đầu chuỗi cung ứng sẽ đáp ứng đơn hàng với những nhà bán lẻ địa phương. Chiến lược này có nhiều lợi thế, bao gồm khả năng tận cùng kho hàng tại địa phương nếu cần thiết. Đây là lý do tại sao địa phương hóa chuỗi cung ứng đang trở nên ngày càng phổ biến trên thị trường thương mại. 

Vận hành kho hàng nhỏ cũng có khả năng trở thành một trong những xu hướng năm 2022. Không gian nhỏ hơn của nhiều kho hàng nhỏ giúp tập trung kho hàng gần hơn tới khách hàng, từ đó giúp khâu vận chuyển nhanh và hiệu quả hơn. Điều này giúp loại bỏ những trở ngại mà doanh nghiệp phải đối mặt khi cố gắng đáp ứng với việc khách hàng có nhu cầu trong ngày và mong muốn được vận chuyển hàng vào ngày hôm sau. Ngoài vấn đề về địa điểm, các công ty vận chuyển cũng cần tối ưu hóa việc di chuyển từ nơi này qua nơi khác. 

Sự bền vững

Thực hành bền vững trong sự lựa chọn và vận hành sẽ đặc biệt giúp chuỗi cung ứng tạo lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường trong năm 2022 về sau.

Theo nghiên cứu từ IBM, 57% khách hàng sẽ sẵn sàng điều chỉnh thói quen mua sắm để giảm thiểu carbon. Khi mà có một lượng lớn khách hàng nhận thức rõ ràng hơn về môi trường như vậy, doanh nghiệp càng phải coi trọng sự bền vững cũng như tiến hành thêm những bước đi. Lúc đó khách hàng sẽ lựa chọn công ty có những hành động giảm thiểu tác hại tiêu cực lên môi trường trong khi vận hành doanh nghiệp. Hơn nữa, đảm bảo sự vận hành bền vững sẽ được doanh nghiệp ưa chuộng khi họ cần tối đa hóa năng lực của mình và tạo ra sản lượng cao hơn với đầu vào thấp hơn. 

Những bước có thể tiến hành:

  • Tăng sự tận dụng nguồn tài nguyên
  • Sử dụng phương tiện vận chuyển thân thiện môi trường
  • Bao bì phân hủy sinh học 
  • Giảm thiểu khối lượng di chuyển 
  • Giảm thiểu khoảng cách di chuyển không cần thiết
  • Lên kế hoạch lộ trình vận chuyển tốt hơn 

Trong đó có nhiều yếu tố có thể được tăng cường hơn nhờ tận dụng công nghệ (ví dụ như hệ thống quản lý AI) 

Big Data và Internet vạn vật (IoT)

Mặc dù thời kỳ số đã cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin quý giá và cơ hội cho doanh nghiệp trong ngành Logistics, nhưng đi đôi với đó là những thông tin đó cũng có thể trở nên dư thừa và làm chúng ta bối rối. Big Data sẽ giúp tháo gỡ bài toán bằng phân tích dự đoán để tập hợp thông tin phức tạp đó và cung cấp thông tin chi tiết về các lần xuất hiện hoặc gián đoạn. Hiện là một nguồn lực chưa được tận dụng triệt để gần đây, Big Data giúp giảm thiểu sự kém hiệu quả và giúp đưa ra quyết định mang lại kết quả cao hơn. 

IoT mặt khác là thiết bị thường xuyên trao đổi thông tin qua lại trên mạng Internet, điển hình là với việc sử dụng cảm biến. Trong ngành Logistics, nó được sử dụng để tạo sự minh bạch trong nội bộ và cách vận hành dễ hiểu hơn. Ví dụ như một thiết bị được nhúng mã trong phương tiện vận chuyển sẽ ước tính được sự di chuyển và gửi thông tin real-time về gói hàng của khách. 

Những doanh nghiệp Logistics nên tận dụng lợi thế công nghệ này để nâng cao vận hành doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng, dù mới đầu sẽ hơi e dè. 

Công nghệ đám mây 

Công nghệ đám mây trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng không còn là xu hướng mới lạ nhưng đang ngày càng trở nên phổ biến. Tiến hành công nghệ mới này vào tiến trình của công ty có thể mang lại lợi ích đáng kể như dễ dàng mở rộng, độ tin cậy cao và giá thành thấp. Ngoài ra, công nghệ còn có thể giảm thiểu việc bảo trì thiết bị và gia tăng tính bảo mật dữ liệu. 

Máy tính đám mây được dự báo sẽ tăng trưởng vượt bậc trong vòng năm năm tới. Nhờ có COVID 19, công nghệ này càng trở nên phổ biến và sẽ tiếp tục con đường này trong năm 2022 về sau.

Giao tiếp tiếng Anh trong ngành Logistics 

Như đã đề cập ở trước, chúng ta đang trong kỷ nguyên công nghệ và thương mại điện tử là một gã khổng lỗ đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành Logistics trong những năm gần đây (và tiếp tục từ nay về sau). Việc giao tiếp bằng tiếng Anh giữa người bán và khách hàng đã trở nên phổ biến dù tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. 

Điều này đơn giản bởi vì tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng nhất trên mạng và khá là hối tiếc nếu mất khách hàng chỉ vì người bán hàng không thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Tương tự như vậy, đóng vai trò là cầu nối trong giao dịch thương mại, ngành Logistics cũng cần đảm bảo nhân viên của họ có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh để tăng tương tác giữa khách hàng và nhà cung cấp. 

Bên cạnh đó, bằng cách đưa tiếng Anh vào chương trình đào tạo nhân viên, công ty bạn cũng đồng thời phát triển bộ kỹ năng của nhân viên trong bối cảnh toàn cầu. Công ty sẽ nhận được nhiều lợi ích bằng việc đầu tư phát triển kỹ năng nhân viên và nhìn chung sẽ nuôi dưỡng văn hóa công sở lành mạnh trong doanh nghiệp. 

ELSA là Giải Pháp dành cho tiếng Anh doanh nghiệp của bạn

Tại ELSA, chúng tôi tin rằng đội ngũ nhân viên, đặc biệt là đội ngũ trao đổi trực tiếp với khách hàng và đối tác, là bộ phận tối quan trọng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành Logistics bằng cách phát triển và cải thiện nguồn nhân lực nói tiếng Anh, giúp doanh nghiệp đạt được vị thế toàn cầu và nâng cao trải nghiệm khách hàng. 

Khi mà độ chuyên nghiệp trong giao tiếp tiếng Anh trở nên cực kỳ quan trọng trong thế giới số và tình trạng dịch bệnh hiện tại, ELSA sở hữu giải pháp mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Nhờ vào công nghệ AI tân tiến giúp nâng cao khả năng tiếng Anh của nhân viên, ELSA Speak – một phần mềm học tiếng Anh – đã được sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp. Phần mềm bao hàm nhiều kỹ năng tiếng Anh như Nghe, Nói, Phát Âm và Nói, Ngữ pháp và Từ vựng với đội ngũ chuyên gia ngôn ngữ của ELSA. 

Đồng thời, ELSA cũng có khả năng tạo ra nội dung học sát với ngành Logistics và những nhánh nhỏ phía dưới, giúp đội ngũ nhân viên chuẩn bị tốt hơn cho những ngữ cảnh đặc biệt và liên quan đến công việc thực tiễn của họ. Nâng cấp khả năng nói tiếng Anh cho đội ngũ nhân viên trong vòng 3 tháng và quan sát sự tiến bộ nhanh chóng của họ trong việc cung cấp chất lượng dịch vụ, đặc biệt trong khi giao tiếp với khách hàng và nhà cung cấp nói tiếng Anh. 

Tính năng ELSA Dashboard bao gồm những công cụ quản lý tổng quát giúp doanh nghiệp nhìn lại, phân tích và đánh giá hiệu quả đầu tư. Tính năng này cũng giúp giảm thiểu thời gian phân tích của đội ngũ nhân sự để đầu tư vào những gì hiệu quả nhất là sản phẩm và dịch vụ, hơn là mất thời gian vào việc lên kế hoạch và phát triển chương trình học tiếng Anh cho đội ngũ nhân viên. 

Với ELSA, nâng tầm khả năng tiếng Anh cho nhân viên trong ngành Logistics và chuỗi cung ứng để đạt độ hài lòng cao hơn từ khách hàng và nâng cao hiệu suất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp rộng khắp toàn cầu. 

Khám phá thêm về giải pháp đào tạo tiếng Anh ELSA cho doanh nghiệp trong ngành Logistics tại đây  

Nguồn tham khảo:

  1. Thương mại toàn cầu, “Có gì trong năm 2022 dành cho ngành Vận chuyển & Logistics”, 10/2021
  2. Bringg, “8 xu hướng của ngành Logistics và chuỗi cung ứng đáng mong đợi năm 2022”, 11/2021
  3. Financial Express, “Điều gì dành cho ngành Logistics? Những xu thế dẫn đầu ngành trong năm 2022”, 1/2022
  4. Allied Market Research, “Số liệu thị trường Logistics toàn cầu năm 2021-2027”, 2/2021