2021 là thời gian để các doanh nghiệp rút kinh nghiệm từ những bài học hậu khủng hoảng và chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn phát triển trong tương lai. Cùng điểm qua 5 xu hướng nhân sự chủ đạo đã, đang và sẽ định hình thị trường lao động hậu đại dịch

Xu hướng nhân sự 2021: mô hình làm việc kết hợp (Hybrid)

47% trong tổng số 127 doanh nghiệp tham gia khảo sát của Gartner vào tháng 6 năm ngoái cho rằng họ đủ khả năng để làm việc từ xa trong giai đoạn đại dịch. Trong khi đó, 43% doanh nghiệp đã áp dụng chính sách làm việc linh hoạt giữa văn phòng và tại nhà cho đội ngũ nhân viên. Điều này phần nào lý giải sự lên ngôi của mô hình làm việc kết hợp (hybrid office) với 2 hình thức chính:

Kiểm tra phát âm với bài tập sau:

{{ sentences[sIndex].text }}
Cải thiện ngay
Click to start recording!
Recording... Click to stop!
loading
  • Một bộ phận nhân viên sẽ linh hoạt làm việc tại nhà trong khi phần còn lại phải đến văn phòng. Chiến lược này đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp không thể làm việc tại nhà hoàn toàn vì vấn đề bảo mật hoặc các hạn chế về phần cứng.
  • Ngày giờ làm việc linh hoạt sẽ giúp nhân viên chủ động quản lý quá trình làm việc mà không cần phải đến văn phòng quá thường xuyên. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tận dụng mô hình co-working, trong đó nhân viên không cần chỗ ngồi làm việc cố định và có thể linh hoạt đặt trước chỗ nếu có kế hoạch đến làm việc tại văn phòng.
Mô hình làm việc kết hợp (Hybrid)

Thúc đẩy trải nghiệm của nhân viên

Dịch COVID-19 đã dần thay đổi định nghĩa về trải nghiệm của nhân viên khi môi trường văn phòng hay những yếu tố vật chất không còn là tác nhân quyết định. Trong một nghiên cứu gần đây của McKinsey, năm 2021 đã tạo ra hiện thực mới khi nâng cao khả năng lãnh đạo và bản lĩnh tự tin sẽ là ưu tiên hàng đầu để xây dựng đội ngũ lao động tương lai. Điều này cũng không quá bất ngờ vì phần lớn nhân viên cần một môi trường làm việc đáng tin cậy và thân thiện, đặc biệt trong giai đoạn nhiều biến động. Vì thế, từ khía cạnh nhân sự, 2021 sẽ là một năm các doanh nghiệp tăng cường trải nghiệm nhân viên, củng cố các chính sách cam kết và chương trình thúc đẩy động lực.

ELSA Speak dạy tiếng Anh cho công ty, nâng cao kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ nhân sự
Phát triển tiếng Anh cho doanh nghiệp cùng ELSA Speak

Nâng cao kỹ năng đội ngũ lao động

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Udemy nhận định: nhu cầu “upskilling” của các doanh nghiệp đã tăng vọt từ 14% trong năm 2019 lên 38% trong năm 2020. Theo đánh giá, upskilling là phương pháp tối ưu và dài hạn để doanh nghiệp củng cố chuyên môn, cải thiện năng suất đội ngũ lao động. Không chỉ thế, upskilling còn hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí từ hoạt động tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. 

Đặc biệt trong bối cảnh nhân sự biến động vì tình trạng nghỉ việc, nghỉ ốm, làm việc từ xa, các doanh nghiệp cần tăng cường các chương trình nâng cao kỹ năng để giúp nhân viên củng cố lợi thế cạnh tranh và nhanh chóng thích ứng với những dịch chuyển của thị trường.

Một trong những phương pháp upskilling phổ biến nhất chính là tổ chức các chương trình đào tạo kĩ năng dựa vào chiến lược phát triển trong cả ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ mới như AI, VR, Học Máy để tổ chức các chương trình đào tạo thú vị, giúp nâng cao trải nghiệm học tập cho nhân viên.

Một ứng dụng học tập tiêu biểu chính là ứng dụng học nói tiếng Anh ELSA Speak. Đây là ứng dụng có công nghệ AI để nhận diện giọng nói, giúp nhận xét và phát hiện lỗi phát âm sai nhanh chóng, từ đó giúp nhân viên rèn luyện khả năng nói tiếng Anh. Nội dung và lộ trình học của ELSA Speak có thể tùy biến theo các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp để nhân viên có thể áp dụng bài học vào công việc thực tiễn hằng ngày. ELSA Speak còn giúp nhà quản lý theo dõi tiến độ học tập của nhân viên, cũng như mang đến sự linh hoạt giúp người dùng có thể học tập mọi lúc, mọi nơi.

Nâng cao kỹ năng đội ngũ lao động

Ứng dụng dữ liệu trong hoạt động đánh giá nhân sự

Hiện tại, chỉ có 34% người làm nhân sự dựa vào dữ liệu và chỉ số đo lường để đưa ra các quyết định quan trọng. Chính vì thế, có thể thấy xu hướng chung 2021 chính là thời điểm vàng để các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng dữ liệu trong việc phát triển chính sách nhân sự.

Theo một nghiên cứu của LinkedIn, để duy trì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhà quản trị nhân sự cần tận dụng các phương pháp cơ sở dữ liệu để đánh giá toàn diện nguồn nhân lực hiện có, nhu cầu tuyển dụng nhân sự, tình trạng thiếu hụt năng lực, hay sự đa dạng trong cơ cấu tổ chức… của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc tích hợp công nghệ hiện đại như AI chatbot, phần mềm sàng lọc hồ sơ hay các công cụ tự động hóa quy trình tuyển dụng cũng sẽ giúp doanh nghiệp trở nên thu hút và hấp dẫn hơn trong mắt ứng viên. Các nhà quản trị nhân sự cần có một tầm nhìn xa về sự phát triển của công ty trong 10 đến 15 năm tới, cũng như dự đoán trước các kỹ năng cần thiết trong tương lai và lược bỏ những chương trình đào tạo lỗi thời, thiếu thực tế.

Xây dựng môi trường bình đẳng, đa dạng và hoà nhập (DEI)

Trong năm 2020, nhu cầu đa dạng hoá nhân sự của các doanh nghiệp tăng 74% so với năm 2019. Bên cạnh đó, thực tế, các công ty sở hữu đội ngũ nhân viên đa dạng thường sẽ có doanh thu cao hơn 19% so với những công ty khác.

Dưới đây là một số xu hướng quản trị nhân sự theo nguyên tắc DEI:

  • Tái cấu trúc quy trình tuyển dụng.
  • Đa dạng hoá quy trình tìm kiếm ứng viên, áp dụng nguyên lý tuyển dụng mù (blind recruitment), ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quy trình sàng lọc.
  • Đào tạo về sự đa dạng và hoà nhập: Điển hình như trường hợp của Starbucks, doanh nghiệp đã khai triển các chương trình đào tạo chống thiên vị định kiến nhằm hạn chế các thành kiến về văn hóa và chủng tộc tại thị trường Hoa Kỳ và Canada.
  • Giải trình và phân tích: các nhà quản lý có thể ứng dụng các phần mềm để đo lường chính xác mức độ đa dạng và hoà nhập trong doanh nghiệp dựa trên những kết quả chỉ báo thực tế.

Thị trường nhân sự hậu COVID-19 với nhiều xu hướng mới sẽ buộc các bộ máy truyền thống phải tái cấu trúc và tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm cho nhân viên. Đồng thời, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe tinh thần của đội ngũ lao động, thúc đẩy các chương trình đào tạo chú trọng sự đa dạng và sự phát triển cá nhân để sẵn sàng tái khởi động bộ máy vận hành trong thời bình thường mới.

ELSA Speak dạy tiếng Anh cho công ty, nâng cao kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ nhân sự
Phát triển tiếng Anh cho doanh nghiệp cùng ELSA Speak