5 XU HƯỚNG DẪN LỐI THÀNH CÔNG CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2022
Một năm đầy thách thức và hứa hẹn chờ đón ngành Tài chính & Ngân hàng
Mặc dù sự am hiểu về lĩnh vực tài chính và ngân hàng là chìa khóa giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động, vượt qua thời kỳ khủng hoảng, nhưng bản thân ngành Tài chính & Ngân hàng lại ít được mọi người biết đến về khả năng thích ứng trước những biến cố lớn. Khi đại dịch Covid-19 và xu hướng chuyển dịch sang kỷ nguyên kỹ thuật số buộc nhiều ngành công nghiệp phải tự điều chỉnh cho phù hợp với “trạng thái bình thường mới”, ngành Tài chính ngân hàng đã có những chiến lược linh động hơn để vượt qua giai đoạn thử thách này.
Nhận thấy rằng ngành Tài chính ngân hàng có khả năng đột phá trong năm mới, khi theo báo cáo của tạp chí IBIS World, tốc độ tăng trưởng của ngành dự kiến sẽ tăng 2,9% vào năm 2022, các doanh nghiệp đang tận dụng triệt để rủi ro và cơ hội của thời kỳ này để nâng cao năng lực nội tại, chinh phục khó khăn trước mắt. Và các tổ chức tài chính không tăng tốc đủ nhanh để bắt kịp làn sóng phục hồi sau đại dịch sẽ có nguy cơ bị tụt hậu trong tương lai.
Kiểm tra phát âm với bài tập sau:
Trước khi thực sự dấn thân vào giai đoạn phục hồi, các tổ chức tài chính hiểu rõ rằng đại dịch đã làm thay đổi nhu cầu của thị trường. Tất cả các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực muốn hồi phục sau đại dịch đều đang lưu ý đến những xu hướng mới như sau:
- Cải thiện hiệu quả làm việc, tăng tính minh bạch và tăng khả năng thích ứng để vận hành tốt trong các hoàn cảnh khác nhau
- Chấp nhận và tích cực ứng dụng công nghệ vào hệ thống và quy trình doanh nghiệp
- Tăng cường vận hành theo hướng bền vững để đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
- Hợp tác với các doanh nghiệp khác để khai thác toàn diện tiềm năng phục hồi và tăng trưởng
- Tập trung vào phương pháp vận hành lấy con người làm trung tâm và phát triển nhân viên
5 điều doanh nghiệp Tài chính ngân hàng cần chú ý và chuẩn bị trong năm 2022
Nắm bắt xu hướng công nghệ tài chính (Fin-Tech)
Một điều rõ ràng trong giai đoạn này là mọi ngành công nghiệp đều phải bắt đầu áp dụng công nghệ để tiếp tục vận động. Nhu cầu của người tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng ngay cả khi đại dịch không tồn tại, và khách hàng đang ngày càng mong đợi nhiều hơn từ các thương hiệu họ lựa chọn. Nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính đã tích hợp các công nghệ mới nhất vào quy trình vận hành của họ để giúp tiết kiệm chi phí và tăng năng suất.
Fin-Tech – công nghệ tài chính là một chủ đề mà ngành Tài chính ngân hàng đã cố gắng cải thiện trong vài năm qua và đang trên đà phát triển với nhiều đột phá mới đây. Fin-Tech không chỉ mang lại lợi ích cho các công ty mà còn cả cho khách hàng thông qua những trải nghiệm quản lý tài chính tốt và dễ dàng hơn.
Một ví dụ về xu hướng Fin-Tech đang phát triển mạnh là Wealth Tech (ứng dụng công nghệ trong quản lý tài sản). Tất cả mọi người đều đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong đó có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính cá nhân. Các sản phẩm và dịch vụ quản lý tài sản trở thành giải pháp giúp khách hàng phục hồi và tiếp tục cuộc sống một cách tự tin hơn. Đầu tư vào Wealth Tech để cải thiện sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng và giúp doanh nghiệp bước đầu đạt được thành công trong mảng quản lý tài sản.
Trí tuệ nhân tạo (AI) và “Máy học” (Machine learning) hiện nay không còn là thuật ngữ mới. Nhiều công ty đã cố gắng triển khai các công nghệ này vào hoạt động kể từ khi đại dịch bắt đầu, vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi nói rằng xu hướng này sẽ biến đổi ngành Tài chính ngân hàng.
Hãy nắm bắt chặt chẽ xu hướng số hóa vì nó có thể quyết định thành công hoặc thành bại của các tổ chức Tài chính ngân hàng trong tương lai.
Kinh doanh theo hướng bền vững
Bây giờ hãy nói về tài chính bền vững – là các quyết định đầu tư có cân nhắc đến các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (tiêu chuẩn ESG).
COVID-19 đã khiến cả thế giới chú ý đến tính bền vững của các nguồn tài nguyên và giờ đây, mọi ngành nghề đều được kỳ vọng kinh doanh theo hướng bền vững. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tài chính bền vững là một trong những xu hướng hàng đầu của ngành Tài chính – Ngân hàng.
Trên thế giới, các chính phủ đang khuyến khích các sản phẩm tài chính bền vững và hướng tới tương lai hơn, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp với các quy định và yêu cầu thuận theo xu hướng mới. Tuy nhiên, bất kể quy định có tồn tại hay không, kinh doanh theo hướng bền vững luôn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Các tổ chức tài chính có thể bắt đầu thực hiện chiến lược kinh doanh bền vững bằng cách đưa ra các sáng kiến có trách nhiệm với xã hội, tìm kiếm nhiều cơ hội đầu tư liên quan đến môi trường hơn và tiến hành các hoạt động có tính bền vững khác.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biến các cam kết với tiêu chuẩn ESG thành hành động cụ thể, vì thế khuynh hướng này vẫn chưa ghi dấu một thương hiệu dẫn đầu. Cơ hội vẫn còn cho những doanh nghiệp muốn trở thành người tiên phong dấn thân trong xu hướng tài chính bền vững.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua ứng dụng di động (mobile banking)
Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ, cải thiện trải nghiệm khách hàng cũng là một điểm rất đáng quan tâm. Trong mọi doanh nghiệp, khách hàng đang và nên là tài sản và ưu tiên số một, bởi sẽ không có doanh nghiệp nào tồn tại nếu không có người tiêu dùng. Do đó, cải thiện trải nghiệm của khách hàng là một điều không thể bỏ qua để dẫn lối thành công trong năm mới.
Như đã đề cập ở trên, cùng với sự trỗi dậy của Fin-Tech, doanh nghiệp cần tự động hóa và hợp lý hóa các dịch vụ tài chính cho khách hàng. Đương nhiên, khi áp dụng những công nghệ đó, khách hàng (tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp) sẽ thấy các vấn đề của họ được giải quyết dễ dàng và họ sẽ có trải nghiệm tốt hơn về công ty.
Một cách cải thiện đơn giản là tập trung làm tốt dịch vụ “ngân hàng di động” (mobile banking). Hiện nay, hầu hết mọi người đều có một chiếc điện thoại thông minh, và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nên tận dụng thói quen này bằng cách chuyển tải hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của mình gói gọn trong một ứng dụng di động. Ví dụ, hành vi của khách hàng cho thấy là họ muốn thanh toán sản phẩm và dịch vụ qua điện thoại di động, do đó, các ngân hàng nên cải thiện mảng mobile banking để các giao dịch được thực hiện dễ dàng và liền mạch hơn.
Các ứng dụng di động cũng có thể đóng vai trò như một nền tảng để các thương hiệu kết nối với khách hàng hiệu quả hơn. Dưới đây là những cách doanh nghiệp có thể sử dụng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng:
- Có “trợ lý ảo” hỗ trợ công việc và giúp khách hàng quản lý tiền hiệu quả hơn
- Chatbots giúp nhanh chóng giải đáp thắc mắc và giải quyết vấn đề cho khách hàng
- Quyền truy cập vào hầu hết các dịch vụ tài chính qua điện thoại mà trước đây cần khách hàng phải đến phòng giao dịch
- Cá nhân hóa giao diện và dịch vụ
Phát triển tiềm năng của nhân viên
Nhân viên trong bất kỳ ngành nghề nào cũng đều trải nghiệm sự căng thẳng vì đại dịch, điều này càng trở nên tồi tệ hơn với thực tế là cả gia đình làm việc và học tập bên nhau trong thời gian giãn cách, nỗi lo lắng về kinh tế gia tăng. Các nhân viên trong ngành dịch vụ tài chính cũng bị lung lay trước thị trường đầy biến động, cùng với xu hướng thúc đẩy tự động hóa trong toàn ngành, dấy lên nhiều lo ngại trong nhân viên về viễn cảnh bị mất việc làm trong tương lai.
Để giải quyết điều đó, một số doanh nghiệp đã cung cấp các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng cho trong công việc hiện tại hoặc hỗ trợ tái kỹ năng để thích ứng với công việc mới. Ví dụ: các cố vấn tài chính được đào tạo lại để cung cấp dịch vụ trực tuyến tốt hơn, giao dịch viên qua điện thoại được đào tạo lại để trở thành nhân viên ngân hàng đa năng (universal banker) và các nhân viên khác được đào tạo lại để xử lý công việc của bộ phận văn phòng (back-office). Các nhân viên ngân hàng đa năng chịu trách nhiệm về cả 2 mảng bán hàng và dịch vụ, đồng thời có thể hoạt động như các giao dịch viên tại quầy và chuyên viên khách hàng cá nhân.
Với rất nhiều nhân viên đang tìm kiếm cơ hội và hướng tới tương lai, doanh nghiệp có thể xem xét tạo ra một môi trường học tập quy mô lớn để tổ chức các chương trình huấn luyện. Điều này hướng các hoạt động đào tạo nhân viên về một nơi để quản lý dễ dàng hơn và cải thiện hiệu quả học tập.
Vì ngày càng có nhiều hoạt động kinh doanh tài chính được tiến hành trực tuyến, nhân viên sẽ cần được trang bị kiến thức về các chủ đề liên quan đến kỹ thuật số như trực quan hóa dữ liệu và an ninh mạng. Đồng thời, phòng HR nên khuyến khích việc luân chuyển nhân sự nội bộ để giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
Nâng tầm tiếng Anh doanh nghiệp với sự hỗ trợ từ ELSA
Tại ELSA, chúng tôi tin tưởng rằng nhân viên, đặc biệt là những người trực tiếp tương tác với khách hàng, là một trong những phần quan trọng nhất của doanh nghiệp. Vì thế, chúng tôi muốn hỗ trợ ngành Tài chính ngân hàng phát triển nguồn nhân lực và tiến gần hơn đến khách hàng thông qua việc đào tạo tiếng Anh doanh nghiệp Tài chính Ngân hàng.
Khi khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo trở nên vô cùng quan trọng thời đại kỹ thuật số lên ngôi và đại dịch còn tồn tại, ELSA có những gì công ty cần để đào tạo tiếng Anh doanh nghiệp. Nhờ công nghệ AI độc quyền giúp người học dễ dàng phát triển kỹ năng tiếng Anh, ứng dụng ELSA Speak của chúng tôi đã và đang được nhiều doanh nghiệp ưa thích sử dụng. Nó bao gồm một loạt các kỹ năng tiếng Anh như Nghe, Đọc, Phát âm và Nói, Ngữ pháp và Từ vựng, được soạn bởi các chuyên gia ngôn ngữ của ELSA.
Ứng dụng này cũng có thể tạo nội dung học tập được thiết kế riêng để phát triển kỹ năng tiếng Anh doanh nghiệp Tài chính và Ngân hàng nói chung, cùng với các phân ngành nhỏ nói riêng, cho phép nhân viên chuẩn bị tốt hơn để ứng xử với các tình huống đặc thù trong công việc. Hãy nâng cấp tiếng Anh doanh nghiệp của nhân viên chỉ trong vòng 3 tháng, và chứng kiến chất lượng dịch vụ mà nhân viên mang lại trở nên tốt hơn nhanh chóng, đặc biệt là với khách hàng nói tiếng Anh.
Bên cạnh đó, tính năng Bảng điều khiển ELSA (ELSA Dashboard) bao gồm các công cụ quản lý tổng quan, cho phép các công ty xem xét, phân tích và tính toán ROI cũng như hiệu quả đầu tư. Sự đánh giá liền mạch này sẽ giúp bộ phận Nhân sự loại bỏ công việc phân tích tốn kém thời gian, cho phép các doanh nghiệp tập trung vào những gì quan trọng nhất: sản phẩm và dịch vụ, thay vì lãng phí thời gian để lập kế hoạch và phát triển các chương trình huấn luyện tiếng Anh doanh nghiệp cho nhân viên.
Với ELSA, hãy trao quyền cho nhân viên phát triển kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành Tài chính ngân hàng để khách hàng cảm thấy hài lòng hơn.
Tìm hiểu thêm các giải pháp đào tạo tiếng Anh doanh nghiệp Tài chính – Ngân hàng tại đây
Nguồn:
- McKinsey, “How banks can build their future workforce—today” (Làm cách nào để ngân hàng xây dựng lực lượng lao động trong tương lai — ngay hôm nay), 8/2021
- Forbes, “The 5 Hottest Technologies In Banking For 2022” (5 công nghệ đáng chú ý nhất cho ngành ngân hàng trong 2022), 12/2021
- SHRM, “Top HR Challenges in the Financial Services Industry” (Những thách thức nhân sự hàng đầu trong ngành dịch vụ tài chính), 3/2021
- Accenture, “Banking Top 10 Trends for 2022” (10 xu hướng hàng đầu của ngành ngân hàng trong 2022), 1/2022