Trong những năm gần đây khi mà dịch bệnh bùng nổ, cụm từ “chuyển đổi số trong phát triển du lịch” ngày càng được nhắc đến nhiều hơn. Thực tế cho thấy, chuyển đổi số đang làm thay đổi cơ bản mô hình và cách thức hoạt động của mọi tổ chức kinh doanh không chỉ riêng ngành du lịch.

Theo nghiên cứu của tập đoàn Microsoft về tác động kinh tế của chuyển đổi kỹ thuật số tại Châu Á Thái Bình Dương (1), các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số đã mang lại 6% GDP cho khu vực này. Dự báo năm 2022, con số này sẽ tăng nhanh lên 60%.

Kiểm tra phát âm với bài tập sau:

{{ sentences[sIndex].text }}
Cải thiện ngay
Click to start recording!
Recording... Click to stop!
loading

Trước xu thế đó, rất nhiều doanh nghiệp đã và đang tận dụng kỹ thuật số để phục hồi sau đại dịch, đặc biệt đối với ngành du lịch. Cùng ELSA Speak tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây.

Những khó khăn của ngành du lịch trong thời kỳ covid 19

Dịch bệnh bùng nổ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực và du lịch cũng không ngoại lệ. Trong báo cáo quý III năm 2021 của UNWTO (Tổ chức Du lịch Thế giới) (2), lượng khách du lịch quốc tế từ tháng 1 – 9/2021 thấp hơn 20% so với năm 2020. Ước tính năm 2022 lượng khách du lịch quốc tế sẽ chỉ ở mức 70-75%. Tuy nhiên, Tổng thư ký UNWTO, ông Zurab Pololikashvili bày tỏ thái độ lạc quan rằng tình hình ngành du lịch năm 2022 sẽ tốt hơn nhiều do chuyển đổi kỹ thuật số.

Đây là hệ quả tất yếu mà đại dịch mang đến. Bởi vì trong bối cảnh dịch bệnh, con người quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, họ có xu hướng hạn chế tiếp xúc với người khác. Đồng thời, khi công việc của họ bị ảnh hưởng bởi Covid 19, họ sẽ cắt giảm tối đa chi tiêu vào những dịch vụ không thiết yếu, trong đó có du lịch. 

Xu hướng chuyển đổi số trong phát triển du lịch

Chuyển đổi số trong phát triển du lịch là gì?

Chuyển đổi số ngành du lịch là hoạt động ứng dụng công nghệ số vào các khía cạnh du lịch nhằm tạo ra các cung ứng dịch vụ giá trị. Từ đó, doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm tốt hơn, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Một số công nghệ mới thường được áp dụng trong quá trình chuyển đổi số có thể kể đến như dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, thực tế ảo (VR)…

Tuy nhiên, đặc thù ngành du lịch là mang đến trải nghiệm cho khách hàng, nhiều nhà quản trị lo ngại rằng việc áp dụng kỹ thuật số vào ngành là rất khó khăn. Vậy làm thế nào để chuyển đổi số một cách hợp lý thúc đẩy du lịch phát triển luôn là câu hỏi trăn trở của các doanh nghiệp.

Xu hướng chuyển đổi số trong phát triển du lịch | ELSA Speak

Xu hướng tất yếu của việc chuyển đổi số trong ngành du lịch

Trước đây, kinh doanh ngành du lịch luôn diễn ra theo hình thức truyền thống. Cụ thể, khách hàng phải đến các văn phòng đại lý bán hàng mới có thể sở hữu những thông tin cần thiết. Những ai muốn lên kế hoạch du lịch cần phải dành khá nhiều thời gian cho việc đặt vé, xử lý giấy tờ thủ tục. Đặc biệt, khi làm thủ tục lên máy bay bằng thủ công, họ còn phải dành ra 2 tiếng đồng hồ để ngồi chờ.

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, con người ngày càng bận rộn, họ không còn muốn dành quá nhiều thời gian cho các thủ tục rườm rà. Đây chính là lúc các doanh nghiệp du lịch cần thay đổi để đáp ứng khách hàng của mình tốt hơn. Nếu doanh nghiệp không chịu thay đổi, họ sẽ phải nhường lại “sân chơi” cho người khác. 

Một ví dụ điển hình cho vấn đề này: đế chế ngành du lịch nước Anh – Thomas Cook chính thức sụp đổ vào cuối năm 2019 (3) với món nợ 2,1 tỷ USD sau khoảng 178 năm tồn tại. Một trong những lý do khiến gã khổng lồ này phá sản chính là xu hướng của các đại lý du lịch trực tuyến. 

Cụ thể, theo phân tích của Hiệp hội lữ hành (ABTA) (4), hiện nay chỉ có 1 trong số 7 người đến trực tiếp đại lý du lịch để đặt tour. Họ thường là những người trên 65 tuổi, có khả năng chi trả thấp. Và 6 người còn lại có xu hướng tìm kiếm và đặt vé máy bay, đặt tour thông qua các đại lý trực tuyến. Hình thức đặt trực tuyến cho phép họ tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với việc đi đến các đại lý truyền thống.

Việc không bắt kịp xu hướng chuyển đổi số này đã khiến Thomas Cook phải dừng lại hoạt động kinh doanh của mình.

Cơ hội và thách thức của việc chuyển đổi số trong phát triển du lịch

Việc ứng dụng công nghệ vào hệ thống kinh doanh du lịch mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp như cắt giảm chi phí vận hành, tinh gọn các quy trình, liên kết và đồng bộ hệ thống, dễ dàng quản lý dữ liệu… Đồng thời, chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp tương tác trực tiếp với từng khách hàng một cách nhanh chóng, từ đó thấu hiểu nhu cầu của họ và mang đến những trải nghiệm tốt hơn bao giờ hết.

Nhận thấy được tầm quan trọng của chuyển đối số đối với sự phát triển du lịch, chính phủ Việt Nam cũng đã đề ra những chính sách mang tính thúc đẩy. Bàn luận về vấn đề này, ông Nguyễn Trùng Khánh – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch khẳng định rằng : “Một trong 5 định hướng lớn của ngành du lịch trong thời gian tới là thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành du lịch. Từ cuối năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025”. Đây được xem là một trong những cơ hội đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch Việt Nam.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp du lịch vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn khi ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh như thiếu hụt nguồn lực tài chính, công nghệ và nhân sự có chuyên môn cao; thiếu hụt dữ liệu khách hàng… Cụ thể, việc ứng dụng công nghệ mới khiến doanh nghiệp phải đầu tư một khoản chi phí khá lớn. Khoản chi phí đó bao gồm chi phí mua máy móc, công nghệ; chi phí đào tạo nhân sự; thời gian doanh nghiệp thích ứng với việc sử dụng công nghệ mới…

Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ, rất nhiều công cụ, phần mềm ra đời để giải quyết vấn đề chuyển đổi số cho doanh nghiệp du lịch. Đó cũng là một bài toán nan giải của các nhà quản trị. Bởi vì họ không có kinh nghiệm về các công nghệ mới, cũng như chưa có đủ thông tin để lựa chọn phương án phù hợp cho doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp dịch vụ tại ELSA Speak

Lời khuyên cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số

Bức tranh tổng quát về quy trình chuyển đổi số

Việc quyết định sử dụng bất kỳ công nghệ mới nào đối với doanh nghiệp cũng cần có sự nhìn nhận tổng thể từ chiến lược đến quy trình vận hành. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể biết được đâu là công nghệ phù hợp và có khả năng hỗ trợ thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Trong kỷ nguyên số hiện đại, tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” sẽ không còn, thay vào đó là “cá nhanh nuốt cá chậm”. Tất cả các doanh nghiệp đều được san bằng lợi thế như nhau, phần còn lại tùy thuộc vào khả năng tư duy, dẫn dắt, nhìn nhận vấn đề của người lãnh đạo. Vậy nên, việc đánh giá tổng thể quy trình vận hành và công nghệ mới của nhà quản trị là cực kỳ quan trọng.

Chuyển đổi số phù hợp với nội tại của doanh nghiệp

Trước khi bắt tay vào quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần phải xác định được lý do, kết quả và phương thức thực hiện của hoạt động này. Doanh nghiệp không nên chỉ đi theo trào lưu, xu hướng mà quên mất nội tại mình đang cần làm gì, cần thay đổi những gì.

Thực hiện chuyển đổi số theo từng bước

Chuyển đổi số nên bắt đầu từ những bước nhỏ và chắc chắn theo quy trình vận hành để tạo nền tảng thích nghi cho doanh nghiệp. Cụ thể, ban quản trị nên tiến hành theo từng bước như sau:

1. Số hóa từ những thứ căn bản

Doanh nghiệp ngành du lịch không nên thực hiện chiến lược số hóa một cách “ồ ạt”. Thay vào đó, hãy bắt đầu từ những bước nhỏ nhất như số hóa tài liệu, hạn chế việc in ấn giấy tờ, số hóa quy trình giao – nhận công việc, sử dụng điện toán đám mây để kiểm tra tiến độ và hiệu suất của nhân viên. Từ những hành động nhỏ này, đội ngũ nhân viên và bản thân doanh nghiệp mới có thể dần dần làm quen với sự hỗ trợ từ các nền tảng số. 

Doanh nghiệp ngành du lịch nên số hóa từ những thứ căn bản nhất | ELSA Speak

2. Đào tạo nguồn nhân lực để chuyển đổi số thành công

Nhân sự là đối tượng trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Vậy nên đào tạo nhân lực là một bước không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh.

Những kỹ năng nhân viên nên được trang bị phục vụ cho hoạt động chuyển đổi số có thể kể đến như cách sử dụng máy móc, làm việc với công nghệ mới, đặc biệt là kỹ năng tiếng Anh. Bởi vì hầu hết máy móc, thiết bị công nghệ đều được thiết kế bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Để có thể sử dụng chính xác và thành thạo, nhân viên cần có kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh.

Ngoài ra, du lịch là ngành có số lượng khách ngoại quốc đông đảo, đây cũng là một yếu tố gia tăng tầm quan trọng của việc đào tạo tiếng Anh cho đội ngũ nhân sự

Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh cho nhân viên không phải điều dễ dàng. Nhà quản trị phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào hoạt động này. Bên cạnh đó, bối cảnh chuyển đối số bắt buộc doanh nghiệp phải có sự “bắt sóng” nhanh chóng. Điều này đặt ra thách thức đối với doanh nghiệp là làm sao để nâng cao kỹ năng tiếng Anh của nhân viên một cách hiệu quả.

Trong bối cảnh này, việc đào tạo tiếng Anh cho nhân viên phải song song với quá trình chuyển đổi số. Vậy nên, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp đào tạo trực tuyến, thông qua các ứng dụng hoặc tiện ích thông minh. Đơn cử như chương trình đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp dịch vụ tại ELSA Speak.

ELSA Speak sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhận diện giọng nói, chấm điểm và sửa lỗi phát âm ngay lập tức. Thông qua đó, đội ngũ nhân viên không chỉ học được cách giao tiếp chuẩn bản xứ mà còn bước đầu làm quen với công nghệ mới, học tập mọi lúc, mọi nơi. Tất cả bài học đều được truy cập dễ dàng từ điện thoại thông minh chỉ với vài thao tác đơn giản. 

Chuyển đổi số trong phát triển du lịch phải đi đôi với đào tạo tiếng Anh cho nhân viên | ELSA Speak

Bên cạnh đó, bảng điều khiển ELSA Dashboard cho phép nhà quản trị đánh giá tiến độ học tập của từng nhân viên từ thời gian học, số lượng bài tập, tiến độ học tập… Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những đánh giá khách quan về đội ngũ nhân sự và đưa ra chính sách phù hợp.

Ngoài ra, ELSA Speak còn thiết kế nội dung học tập theo từng chủ đề của mỗi phòng ban như lễ tân, phục vụ, chế biến thực phẩm,… giúp nhà quản trị tối ưu công tác đào tạo. Hiện nay, ứng dụng đã phát triển hơn 192 chủ đề, +7,000 bài học phát âm được thiết kế riêng biệt cho ngành dịch vụ, gồm tiếng Anh du lịch và lữ hành, nhà hàng – khách sạn,… Đây chính là những kiến thức thực tế, bám sát các hoạt động của ngành du lịch nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên trong thực tế. 

3. Số hóa trong quá trình cung ứng dịch vụ du lịch

Sau khi làm quen và có nguồn lực vững chắc để thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể từng bước số hóa trong quá trình cung ứng dịch vụ. Đơn cử như tích hợp du lịch 4.0 trên thiết bị di động hoặc IoT (Internet of Things). Chỉ cần thông qua thiết bị di động có kết nối internet, khách hàng đã có thể tra cứu mọi thông tin liên quan đến địa điểm du lịch, thậm chí là đặt vé máy bay, khách sạn lẫn check-in điện tử. Vì vậy, doanh nghiệp cần tận dụng mọi nền tảng trực tuyến để tiếp cận, tương tác và nắm bắt nhu cầu của khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng Chatbot trong ngành du lịch cũng đang rất phát triển, là một hướng đi mới cho doanh nghiệp để làm hài lòng khách hàng. Cụ thể, thông qua trí tuệ nhân tạo được lập trình sẵn, doanh nghiệp có thể tự động trả lời câu hỏi, yêu cầu của khách hàng mọi lúc, mọi nơi. 

Đặc biệt, nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã cung cấp các tour du lịch ảo hay còn gọi là du lịch mô phỏng, thông qua việc tái dựng video, hiệu ứng âm thanh hoặc mô tả bằng văn bản. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể tận dụng hình ảnh 360, Flycam, video 360,… để khách hàng hiểu rõ hơn về địa điểm tham quan, từ đó thúc đẩy họ ra quyết định lựa chọn công ty của bạn.

Kết luận

Chuyển đổi số trong phát triển du lịch là bài toán hóc búa đòi hỏi doanh nghiệp phải có can đảm thay đổi, bứt phá khỏi vùng an toàn. Lúc này, tư duy mới của doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng hết được những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Đặc biệt, để nhanh chóng bắt nhịp với công nghệ mới từ các nước phát triển trên thế giới, việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên là vô cùng quan trọng.

Cùng ELSA Speak thay đổi tư duy, cải tiến bộ máy nhân viên nhờ chương trình đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp dịch vụ ngay hôm nay!

Chương trình đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp dịch vụ tại ELSA Speak

(1) Theo nghiên cứu của tập đoàn Microsoft, xem thêm tại link này.

(2) Theo báo cáo quý III năm 2021 của UNWTO (Tổ chức Du lịch Thế giới), xem thêm tại link này.

(3) Theo hệ thống quản lý sự kiện iTourism Connect, xem thêm tại link này.

(4) Theo phân tích của Hiệp hội lữ hành (ABTA), xem thêm tại link này.