“Giáo dục cũng giống như việc sản xuất vaccine vậy. Chúng ta có thể đẩy nhanh tiến trình nhưng không thể bỏ qua bất cứ một giai đoạn nào cả.”

Nguồn: Shutterstock

Chưa có năm nào từ khoá “EdTech” được nhắc đến nhiều như năm 2020 vừa qua, khi mà toàn ngành Giáo dục bị buộc phải thực hiện công cuộc chuyển đổi số chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy mức độ tiếp cận số hoá là 80-90%, trong các cuộc trao đổi với các đơn vị EdTech hiện đang hoạt động tại Việt Nam, đại đa số đều cho rằng cuộc cách mạng số hoá sẽ không diễn ra nhanh chóng.

Kiểm tra phát âm với bài tập sau:

{{ sentences[sIndex].text }}
Cải thiện ngay
Click to start recording!
Recording... Click to stop!
loading

“Giáo dục cũng giống như việc sản xuất vaccine vậy”, chị Martina Hlisc, Thạc sĩ ngành Giáo dục và Tiếp thu ngôn ngữ thứ hai, đồng thời là Business Manager của ELSA (ứng dụng học nói tiếng Anh) chia sẻ, “chúng ta có thể đẩy nhanh tiến trình – như cách đại dịch đã làm – nhưng không thể bỏ qua bất cứ một giai đoạn nào cả.”

Và trong các giai đoạn mà chị Martina nói đến ở đây, có một nhân tố vô cùng quan trọng, đó chính là giáo viên và chất lượng giảng dạy mà họ mang lại cho học sinh, dù là ở môi trường trực tuyến hay trên lớp.

Nhiều hơn giảng dạy: Vai trò của giáo viên trong thời đại 4.0

Với sự phổ biến của internet và sự bùng nổ [vô tận] của thông tin, thực tế cho thấy giáo viên đã không còn là nguồn thông tin chính của học sinh. Ngày nay, giáo viên có nhiệm vụ giúp đỡ học sinh đưa ra nhận định về chất lượng và tính xác thực của các nguồn thông tin, kiến thức mới. Từ đó, học sinh có thể xây dựng một khung kiến thức nền tảng.

Giáo viên còn là những nhà cố vấn, rèn luyện cho học sinh tư duy phản biện và suy nghĩ cấp tiến để các em có thể áp dụng kiến thức vào hoàn cảnh thích hợp (ngữ cảnh hoá – contextualizing) cũng như các tình huống thực tiễn.

Nguồn: Shutterstock

Đây là phương pháp mà cô giáo tiếng Anh Hà Ánh Phượng (cô giáo Việt Nam đầu tiên vào Top 10 giáo viên toàn cầu – giải thưởng được coi là Nobel của ngành giáo dục) gọi là SVA. SVA thực ra là viết tắt của: Situation (đặt học sinh vào trong tình huống) – Visualization (Học từ mới thì phải hình dung nó ra thế nào) – Action (Hành động – Lặp lại từ đó mỗi ngày).

Phần lớn giáo viên Việt Nam thường có xu hướng kèm cặp, dẫn dắt học sinh. Tại một số đơn vị giáo dục K-12, học sinh không được phép sử dụng điện thoại di động, và mất đi các cơ hội tiếp cận nguồn tri thức mới. Phong cách dạy và quản lý học sinh như thế hiện không còn phù hợp nữa vì không khuyến khích người học rèn luyện tính tự học, tự lập và tự chủ.

Và vì internet hiện diện trong nhiều hoạt động của cuộc sống, nên giáo viên ngày còn có nhiệm vụ phải quan sát hành vi, cảm xúc, chất lượng học tập và quá trình phát triển cá nhân của học sinh; can thiệp khi thấy việc học của các em bị ảnh hưởng do các tác nhân bên ngoài (và trên mạng xã hội); khích lệ để các em tự hoàn thiện bản thân mình.

Nguồn: Shutterstock

Để làm được những điều trên, bản thân giáo viên cũng cần phải cập nhật bản thân mình, tìm hiểu và tiếp cận các mô hình giáo dục mới để tiếp tục hướng dẫn học sinh và trang bị cho các em những kỹ năng giá trị trong tương lai.

Tuy nhiên, câu hỏi lớn là: Liệu đại đa số giáo viên Việt Nam đã sẵn sàng cho chặng đường mới này?

Kể từ khi Luật Giáo dục (năm 2019) chính thức có hiệu lực từ 1/7/2020, bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện rà soát, sắp xếp, đánh giá và đào tạo đội ngũ giáo viên các cấp đạt trình độ chuẩn theo quy định mới. Theo bộ GD & DT, trong tổng số hơn một triệu giáo viên, hiện tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn theo quy định mới là 70,95%. Số giáo viên còn lại chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo (bao gồm cả giáo viên các trường công lập, ngoài công lập; giáo viên trong biên chế và giáo viên hợp đồng lao động).

Trong công tác giảng dạy tiếng Anh nói riêng, anh Nam Nguyễn – Giám đốc Điều hành của YOLA, cũng đã từng chia sẻ: “Một thử thách khác nằm ở trình độ chuyên nghiệp của chính các giáo viên, và tôi đang nói đến cả giáo viên người Việt và nước ngoài. Việc đào tạo và phát triển giáo viên tốt hơn là nhu cầu hết sức cấp thiết.”

Quy trình số hoá và những “học sinh” đầu tiên

Như đã nói đến ở đầu bài, việc số hoá ngành Giáo dục cần diễn ra theo thước đo tính bằng năm, và trải qua từng giai đoạn nhất định.

Khi được hỏi về lý do đằng sau thước đo thời gian này, chị Martina đã dùng trường hợp của ELSA để làm ví dụ: “Sau khi tiếp cận và giới thiệu cho các đơn vị giáo dục về công nghệ và lợi ích mà ELSA có thể mang lại, tuỳ thuộc vào mô hình và phương pháp giảng dạy của từng đơn vị mà quy trình có thể dao động trong khoảng từ 3-5 giai đoạn khác nhau. Nhưng bước quan trọng nhất luôn là các buổi giới thiệu và đào tạo cho giáo viên.”

Nguồn: IMAP

ELSA hiện đã và đang cộng tác với nhiều đơn vị giáo dục từ tư lập, công lập đến các trung tâm Anh ngữ,… trên toàn quốc để số hoá hoạt động giảng dạy. Hầu hết các đơn vị này vẫn đang triển khai giai đoạn kiểm tra chất lượng giáo viên, rèn luyện nâng cao năng lực và giới thiệu họ với các loại hình công nghệ giáo dục mới.

“Thời gian đào tạo có thể giao động từ 3-6 tháng, hay thậm chí là 1 năm, nhằm đảm bảo giáo viên có đủ thời gian để hiểu rõ ELSA – cả từ góc độ người dạy lẫn người học, và thẩm định về độ hiệu quả của ứng dụng dựa trên chính mức độ cải thiện của mình.”

Sau giai đoạn này, ELSA sẽ cùng các đơn vị giáo dục xem xét lại hiệu quả để quyết định có tiếp tục thí điểm ở quy mô nhỏ với học sinh, sau đó mở rộng ra quy mô mà đơn vị giáo dục mong muốn. Điều này phụ thuộc lớn vào mục tiêu và cam kết của các đơn vị đối với học sinh và phụ huynh.

Đúng người – đúng thời điểm – đúng công cụ

“Thời của mình, cho con đi học tiếng Anh là một sự đầu tư chi phí và “cải cách” tư tưởng của cả một gia đình. Nhiều phụ huynh, thậm chí là ông bà, không hiểu tại sao con cháu của mình cần phải thông thạo một thứ ngôn ngữ khác,” chị Martina kể lại, “đó là chưa kể việc tìm giáo viên giỏi khó vô cùng, mà người học còn mắc bệnh “3 ngại”: ngại nói – ngại sai – ngại sửa.”

Cũng vì lý do đó mà chị Martina quyết định gia nhập ELSA Việt Nam sau 5 năm làm việc cho một tổ chức giáo dục ở Anh. Với chị, ELSA không chỉ giải quyết căn bệnh “ngại” mà còn là lời giải cho nhiều vấn đề cấp thiết như khan hiếm giáo viên tiếng Anh giỏi, nâng cao khả năng tiếp cận, giảm trừ chi phí, đặc biệt là cho các em học sinh ở những vùng xâu vùng xa.

Nguồn: ELSA Speak Vietnam.

Chị chia sẻ, năm 2020 vừa qua, chị và các cộng sự đã thực hiện rất nhiều hoạt động, từ công tác đào tạo thí điểm cho giáo viên tại các trường phía Bắc cho đến ký hợp tác với IDP (đồng sáng lập của IELTS)… Đây đều là những bước đi chiến lược của ELSA để thực hiện hoá sứ mệnh mang công nghệ của mình đến với 1,5 tỷ người dùng trên toàn thế giới. “Chúng mình vẫn đang chờ đợi kết quả từ các chương trình thí điểm, sẽ được công bố trong một vài tháng tới.”

ELSA Speak là ứng dụng học nói tiếng Anh hàng đầu thế giới. Thông minh, không mất quá nhiều thời gian, ít tốn kém và lộ trình học được cá nhân hoá là những điểm vượt trội khiến ELSA Speak được sử dụng rộng rãi tại 100+ quốc gia trên thế giới, là sự lựa chọn của nhiều công ty cũng như được tích hợp vào chương trình giảng dạy tại các trung tâm Anh ngữ hàng đầu. Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu đạo tạo kỹ năng tiếng Anh cho nhân viên, ELSA mang đến một giải pháp toàn diện mang tên ‘Giải pháp ELSA dành cho Doanh nghiệp và Tổ chức giáo dục’.

Quý đối tác doanh nghiệp, trung tâm Anh ngữ và các cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh có thể tìm hiểu thêm tại đây!