Ở các kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, phần đọc hiểu thường chiếm số lượng câu hỏi lớn và cũng là phần khiến nhiều thí sinh cảm thấy lo lắng nhất. Vì thế, để nắm vững cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh, hãy cùng ELSA Speak khám phá bí quyết trong nội dung dưới đây nhé!
Các dạng bài đọc hiểu tiếng Anh phổ biến
Theo đặc điểm thường gặp trong đề thi đọc hiểu tiếng Anh, thí sinh sẽ gặp các dạng câu hỏi phổ biến như sau:
Kiểm tra phát âm với bài tập sau:

- Câu hỏi về ý chính (Main idea questions): Xác định nội dung cốt lõi của một đoạn hoặc tổng thể bài văn.
- Câu hỏi về từ vựng (Vocabulary questions): Yêu cầu xác định nghĩa của một từ đơn hoặc cụm từ dựa vào ngữ cảnh trong đoạn văn.
- Câu hỏi truy xuất chi tiết (Detail questions): Kiểm tra khả năng nắm bắt các thông tin cụ thể đã được đề cập trong bài đọc.
- Câu hỏi phủ định thông tin (Negative factual questions): Yêu cầu phát hiện dữ kiện không đúng, không có trong bài, hoặc trái với nội dung được nêu.
- Câu hỏi về đại từ thay thế (Reference questions): Nhận biết từ hoặc cụm từ mà một đại từ trong đoạn văn đang thay thế, ám chỉ.
- Câu hỏi suy luận logic (Inference questions): Đòi hỏi thí sinh rút ra kết luận hợp lý từ các dữ kiện hoặc ngụ ý không được nêu rõ ràng.

Vai trò của bài đọc hiểu tiếng Anh
Tích luỹ thêm kiến thức
Những đoạn văn tiếng Anh thường chứa đựng rất nhiều thông tin hữu ích. Việc luyện đọc đều đặn với nhiều đề tài đa dạng không chỉ giúp bạn trau dồi kiến thức nền mà còn mang lại lợi thế rõ rệt trong quá trình làm bài thi. Nếu bạn tình cờ gặp một đề tài đã từng tiếp cận trước đó, bạn sẽ dễ dàng triển khai ý tưởng để nói hoặc viết, nhờ đã có tiếp xúc từ trước.
Tăng vốn từ vựng
Duy trì thói quen đọc thường xuyên là một phương pháp hiệu quả để bạn tiếp cận từ vựng tiếng Anh trong nhiều tình huống ngữ cảnh khác nhau, từ đó nâng cao vốn từ một cách tự nhiên. Bên cạnh các tài liệu luyện thi truyền thống, bạn cũng có thể rèn luyện kỹ năng đọc qua nhiều nền tảng khác nhau.
Nâng cao khả năng đọc hiểu
Một lợi ích nổi bật của việc đọc là giúp nâng cao khả năng phân tích. Trong quá trình đọc, não bộ được kích thích để xử lý và nắm bắt thông tin, từ đó góp phần cải thiện kỹ năng đọc hiểu và phân tích nội dung một cách hiệu quả hơn.

Hướng dẫn cách làm bài đọc hiểu tiếng Anh chi tiết
Cách làm câu hỏi về từ vựng
Đây là dạng câu hỏi mà nhiều người cảm thấy tự tin nhất. Phần lớn là nhờ áp dụng đúng phương pháp học từ vựng hiệu quả tại ELSA Speak – đó là đoán nghĩa thông qua ngữ cảnh.
Cách làm như sau: Đọc toàn bộ câu có chứa từ cần đoán. Sau đó, bạn hãy cố gắng dịch và hiểu nội dung câu, rồi suy luận nghĩa của từ in đậm. Khi đã nắm được nghĩa rồi thì chỉ việc chọn đáp án phù hợp. Với những câu dài và phức tạp, bạn cần đặc biệt chú ý đến các từ nối như however, but, so… để nhận ra sự chuyển ý hoặc liên kết giữa các phần – từ đó đoán nghĩa chính xác hơn.
Vậy nếu gặp từ mới vừa dài vừa lạ thì xử lý sao?
Lấy ví dụ:
“Large “carnivores” and herbivores over 10 kg comprised a small percentage of the animals listed but were hit more severely by overhunting.”
Các đáp án:
- A. animals eating meat
- B. animals eating plants
- C. animals living in the water
- D. animals living on land
Giả sử bạn không biết chính xác “carnivores” là gì, nhưng thấy trong câu có từ “herbivore” – mà “herb” là cỏ, nên chắc chắn đó là động vật ăn cỏ. Vậy đối lập với nó chỉ có thể là động vật ăn thịt. Chọn ngay đáp án A. Từ đó chứng minh được phân tích gốc từ cũng là một mẹo cực kỳ hữu ích khi làm dạng đọc hiểu tiếng Anh.

Cách làm câu hỏi thông tin chi tiết
Dạng này thường xuất hiện với tần suất cao trong phần đọc hiểu và yêu cầu thí sinh xác định vị trí hoặc đối tượng được đề cập trong bài. Các câu hỏi có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như: “According to the passage”, “Which of the following is true?”, “What is NOT stated?”… Tuy khác nhau về hình thức, nhưng cách tiếp cận hiệu quả và ổn định là tìm kiếm từ khóa trong văn bản.
Từ khóa có thể là tên riêng, mốc thời gian, địa danh,… Sau khi xác định được, bạn cần đối chiếu với nội dung bài để tìm ra thông tin phù hợp. Lưu ý rằng không phải lúc nào từ khóa cũng xuất hiện giống hệt – hãy để ý đến các cách diễn đạt khác (paraphrase), các từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
Ví dụ: nếu trong bài dùng cụm “set in a time” (thiết lập trong một mốc thời gian), thì câu hỏi có thể thay đổi thành “the setting of something” (bối cảnh của sự vật nào đó). Ngoài ra, các đoạn chứa dấu phẩy, dấu ba chấm hoặc từ nối như “and” thường là phần liệt kê – đây là những chỗ rất dễ xuất hiện đáp án cho các câu hỏi dạng “không được đề cập”.

Cách làm câu hỏi thông tin dạng tổng quát
Trong phần đọc hiểu tiếng Anh, dạng câu hỏi xác định ý chính thường có các cụm quen thuộc như: “What is the main idea?”, “What is the topic?”, “What does the passage mainly discuss?”… nhằm kiểm tra khả năng nắm bắt nội dung tổng thể của toàn bài.
Điều khiến dạng này trở nên khó là ở chỗ, nó thường được đặt ở vị trí đầu tiên trong bài, khi chúng ta vẫn chưa thật sự hiểu rõ toàn bộ văn bản.
>> Tìm hiểu thêm: Cải thiện kỹ năng phát âm tiếng Anh chỉ với 5k/ngày cùng ELSA Speak! Click để khám phá ngay!
Cách làm câu hỏi dạng suy luận
Khi gặp những câu hỏi có cụm như “Which of the following can be inferred” hoặc “What is the author’s tone”, bạn cần xếp chúng vào nhóm “khó nhằn” nhất. Lý do là vì các câu này không hỏi thông tin rõ ràng có sẵn trong bài. Vì vậy, dạng này thường được chọn làm sau cùng – đúng theo tinh thần “save the best for last”.
Chiến lược truyền thống nhất vẫn là gạch chân từ khóa trong cả bốn lựa chọn, rồi lần ngược lại nội dung bài để kiểm tra. Điểm cốt lõi của dạng này nằm ở chỗ: nó đòi hỏi người làm bài nhận ra được quan điểm hoặc thông điệp chủ đạo được rút ra từ những dữ kiện, ví dụ hay nghiên cứu đã nêu.
Do đó, bạn cần kết hợp giữa thông tin chính của bài (thường xác định được ở câu hỏi đầu) và giọng điệu, thái độ của tác giả xuyên suốt đoạn văn. Từ đó mà chọn được đáp án phù hợp nhất.

Câu hỏi dạng tìm tiêu đề cho đoạn văn
Với dạng bài này, nhiệm vụ của bạn là chọn tiêu đề phù hợp nhất từ danh sách cho sẵn và gán tiêu đề đó cho từng đoạn văn cụ thể.
Lấy ví dụ:
“Blood is the most specialized fluid within living animals, playing an absolutely critical role. It symbolizes life, health, personality, and family (“your bloodline”). This red fluid itself is something that most people would rather not see, yet it contains such a complex soup of proteins, sugars, ions, hormones, gases, and basic cellular components that it is certainly worth considering in some detail.”
Tạm dịch:
Máu là một chất lỏng có chức năng đặc biệt nhất trong cơ thể sinh vật sống, giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nó là biểu tượng của sự sống, sức khỏe, cá tính và huyết thống. Dù là chất lỏng đỏ mà phần lớn mọi người thường tránh nhìn thấy, nhưng nó lại chứa hỗn hợp rất phức tạp gồm protein, đường, ion, hormone, khí và các tế bào cơ bản – điều khiến nó đáng được nghiên cứu kỹ hơn.
Câu hỏi: Hãy chọn tiêu đề phù hợp nhất cho đoạn văn trên từ các lựa chọn sau:
- Not as big, but needing just enough
- Some attitudes to blood
- Good, but not so quick
- Maintaining supplies
Đáp án đúng là “Some attitudes to blood” vì đoạn văn mô tả cách con người cảm nhận về máu: vừa xem nó là biểu tượng cho sự sống, vừa thấy khó chịu khi nhìn thấy. Đồng thời, đoạn văn cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và sự phức tạp của máu, phản ánh các quan điểm trái chiều về nó.
Khi gặp câu hỏi tương tự, bạn hãy tập trung vào câu chủ đề đầu đoạn, câu kết, cũng như các từ nối để nắm được thông điệp chính. Điều này giúp bạn xác định tiêu đề phản ánh đúng nội dung toàn đoạn thay vì bị đánh lừa bởi chi tiết nhỏ.
>>> Tìm hiểu thêm: Giao tiếp tiếng Anh chuẩn như người bản xứ cùng ELSA Speak! Với hơn 25.000 bài luyện tập cùng gia sư AI thông minh, ELSA Speak giúp bạn học giao tiếp tiếng Anh mọi lúc mọi nơi. Click để khám phá ngay!

Mẹo làm bài đọc hiểu tiếng Anh dễ dàng, hiệu quả
Để làm tốt phần đọc hiểu, ngoài việc nắm chắc cách làm bài, bạn nên áp dụng các mẹo sau:
- Không cần làm theo thứ tự câu hỏi, hãy ưu tiên câu dễ trước và xử lý câu tổng quát sau cùng.
- Làm phần đọc hiểu sau cùng để tránh mất thời gian ảnh hưởng đến các phần thi khác.
- Đừng hoảng nếu gặp từ mới, hãy đoán nghĩa qua ngữ cảnh thay vì bỏ qua.
- Kết hợp kỹ năng Scanning và Skimming: Scanning giúp tìm từ khóa nhanh, còn Skimming hỗ trợ nắm ý chính bằng cách đọc câu đầu và cuối đoạn.
- Đọc kỹ hướng dẫn và câu hỏi trước, giúp xác định thông tin cần tìm và tránh đọc lan man.
- Dựa vào từ khóa để tìm đoạn chứa thông tin, từ đó chọn đáp án chính xác và nhanh chóng.

>> Xem thêm:
- Mẹo luyện nói tiếng Anh lưu loát, chuẩn như người bản xứ
- Cách làm bài phát âm tiếng Anh hiệu quả – Mẹo, bài tập thực hành
- Hướng dẫn cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh chi tiết nhất
Việc áp dụng thành thạo những mẹo làm bài mà ELSA Speak vừa chia sẻ chính là một trong những phương pháp giúp bạn làm bài đọc tiếng Anh hiệu quả hơn. Bên cạnh việc tuân thủ đúng quy trình làm bài, đừng quên trau dồi thêm các mẫu câu trong danh mục Kỹ năng đọc – reading để nâng cao trình độ ngôn ngữ toàn diện nhé!