Kĩ năng thuyết phục là một kĩ năng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, giúp ta đạt được mong muốn thông qua sự giúp đỡ của người khác, từ việc bạn muốn kêu sếp tăng lương hay nhờ thầy cô gia hạn thêm deadline cho bài tập của mình.
Tuy nhiên, để khiến lời đề nghị của bạn trở nên thuyết phục hơn đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau như giọng nói, cử chỉ, nét mặt, phong thái và giọng điệu… Nhưng bạn có biết rằng chỉ cần thay đổi một vài từ trong câu nói có thể giúp bạn dễ dàng chinh phục người nghe không? Sau đây mình xin ‘bật mí’ với bạn một câu ‘thần chú’ giúp bạn làm được điều đó một cách dễ dàng. Nó có thể cực kì hữu hiệu trong nhiều trường hợp trong cuộc sống của bạn đấy.
Kiểm tra phát âm với bài tập sau:
‘you will probably refuse but…’
‘có thể bạn sẽ từ chối nhưng…’
Đây là kết quả nghiên cứu của một nhà hành vi học của trường đại học Southern Brittany, ông Nicolas GueGuen, đã cho thấy chỉ với việc thay đổi một vài từ trong câu nói, bạn có thể thuyết phục người khác làm theo ý của mình.
Để chứng minh điều này, Nicolas đã làm một thí nghiệm nhỏ ở Pháp. Ông hỏi 640 người lạ mặt trên đường phố và kêu gọi họ quyên góp cho một tổ chức từ thiện giúp đỡ trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo. Nhưng ông thay đổi câu từ mời gọi
Một nửa trong số người lạ mặt được hỏi: bạn có lẽ quan tâm đến các tổ chức giúp đỡ trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, liệu bạn có thể giúp chúng tôi bằng việc quyên góp không?
Nửa còn lại được hỏi: bạn có lẽ quan tâm đến các tổ chức giúp đỡ trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo. Có thể bạn sẽ từ chối nhưng tôi tự hỏi liệu bạn có thể giúp chúng tôi bằng việc quyên góp không?
Nicolas nhận thấy rằng cách chúng ta hỏi ảnh hưởng đến mức độ sẵn lòng để quyên góp của người khác.
39% (125) của nhóm 2 đóng góp trung bình 2.25 euros (54,163 VND) mỗi người
Trong khi, chỉ có 25% của nhóm 1 đồng ý quyên góp, với số tiền trung bình là 2.44 euros (58,777 VND)
Cách thức câu thần chú này hoạt động dựa vào việc giới hạn một thói quen của tâm lý. Chúng ta có xu hướng hoạt động theo ý muốn của mình. Khi bạn nghe ai đó nói: “có thể bạn sẽ từ chối…”. Họ đã lấy đi cái cảm giác bạn khả năng tự do chọn quyền quyết định. để lấy lại nó, bạn thường làm theo ý của họ.
Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, cách thao túng này cũng phát huy hiệu quả với các cách diễn đạt khác nhau:
‘do not feel obliged, but…’
‘you are free to accept or to refuse, but…’
‘do as you wish, but…’
Bây giờ bạn đã có trong tay câu thần chú thuyết phục người khác rồi đấy, đừng ngại ngùng trong việc sử dụng kĩ năng thuyết phục trong cuộc sống hằng ngày của bạn nhé. Và nếu nó phát huy tác dụng, hãy cho bọn mình biết nhé.
Tìm hiểu thêm về ELSA Speak:
Facebook: https://www.facebook.com/elsaspeakvn/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCun3m8bhrqrFieBnEYJsr0g