Hiểu rõ tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking Band Descriptors sẽ giúp các bạn rút ngắn thời gian ôn luyện hiệu quả giúp tăng điểm nhanh chóng.

Bài viết sau, ELSA Speak sẽ cung cấp đến các bạn cái nhìn tổng quan về cấu trúc bài thi IELTS Speaking và những tiêu chí được dùng để đánh giá bài thi Speaking một cách chi tiết nhất.

Kiểm tra phát âm với bài tập sau:

{{ sentences[sIndex].text }}
Cải thiện ngay
Click to start recording!
Recording... Click to stop!
loading

>> Xem thêm:

Cấu trúc bài thi IELTS Speaking
Nằm lòng IELTS Speaking Band Descriptors để ghi điểm tuyệt đối

Cấu trúc bài thi IELTS Speaking 2022 

Phần thi kéo dài 11-14 phút tùy thuộc vào số câu hỏi và độ dài câu trả lời thí sinh. Cấu trúc bài thi IELTS Speaking bao gồm 3 phần: Part 1, Part 2 và Part 3. Thí sinh sẽ hội thoại trực tiếp với giám khảo chấm thi.

Cấu trúc cả hai bài thi IELTS Academic và IELTS General Training đều sẽ giống nhau. Cụ thể nội dung thi Speaking từng phần như sau:

Part 1: Introduction and Interview (Giới thiệu và phỏng vấn)

Trong phần 1 giám khảo sẽ yêu cầu thí sinh giới thiệu thông tin về bản thân mình. Đồng thời qua đó xác minh danh tính thông qua giấy tờ tùy thân. Sau đó, thí sinh sẽ được hỏi những câu hỏi về chủ đề quen thuộc như nơi ở, gia đình,…

Phần này chủ yếu tập trung đánh giá phản xạ của thí sinh cũng như cách trả lời tự nhiên về những chủ đề cuộc sống hàng ngày. IELTS Speaking part 1 sẽ bao gồm 3 chủ đề, mỗi chủ đề thí sinh sẽ được hỏi tối đa 4 câu hỏi, tổng 12 câu hỏi trong mỗi phần trong vòng 4 – 5 phút. Vì thế, thí sinh sẽ có khoảng 20 – 30 giây cho mỗi câu trả lời.

>> Tổng hợp các bài mẫu Ielts Speaking hay, giúp bạn ghi điểm dễ dàng

Ví dụ: Đề thi về chủ đề “The place you live in”.

  • Do you live in the city or in the countryside?
  • Have you ever lived in the countryside?
  • What kind of city do you like?
  • Do you prefer the city or the countryside?

Bài thi mẫu

Câu hỏi 1: Have you ever lived in the countryside?

As a matter of fact, I have. I used to stay with my grandparents every summer in the countryside. I gotta say I was quite fond of the bucolic sceneries and lifestyle there, which is very laid back, pared down and serene.

Câu hỏi 2: What do you usually do in the countryside?

People usually think there’s not much to do in the countryside, but that’s not the case at all. If anything, there’s a lot more to do there than in the city. Some of the things I quite enjoy doing whenever I find myself in the countryside are feeding the animals, going long walks and stargazing. But honestly, I think the best thing to do in the countryside is to do nothing at all; just unplug, relax and enjoy the leisurely pace of life.

Câu hỏi 3: Will you live in the countryside in the future?

Now that’s a swell idea. But I would say no. For now, I am a sucker for the convenience of big cities, like eating out, easy transport and nightlife, so I can’t really see myself living without them permanently. But maybe someday I’ll change my mind.

Cấu trúc bài thi IELTS Speaking 2022
Introduction and Interview

Part 2: Individual long turn (Lượt nói cá nhân)

Phần thi này thí sinh sẽ có một thẻ đề và nói về chủ đề đó trong vòng 2 phút. Bên dưới thẻ sẽ có 4 gợi ý sử dụng để triển khai các ý trong bài Speaking của mình.

Trước khi bắt đầu, thí sinh sẽ có 1 phút để chuẩn bị và ghi chú thông tin quan trọng. Sau khi hoàn thành bài nói giám khảo sẽ tiếp tục hỏi 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung bài (follow – up questions).

Cấu trúc bài thi IELTS Speaking 2022
Individual long turn

Ví dụ: Đề thi và bài thi mẫu về chủ đề “Describe an interesting advertisement that you have seen”.

You should say:

  • Where you saw it
  • What it was about
  • Why do you think it was an interesting advertisement?

Bài thi mẫu:

Well, I am going to talk about an advertisement for Fami soymilk, which is one of the most popular brands in Vietnam. I stumbled upon Vinasoy advert past a few days on Facebook when I was scrolling down my newsfeeds board on Facebook.

The advert is a short video that has a man drinking Fami soymilk and trying to beat a mosquito on the stone table. It was so much fun because the stone table was broken in two. I think the aim is to target all kinds of customers and link the brand with a relationship like families, friends, love to inspire and close them together.

I think it piqued my interest so much because the plot is used cleverly and humorously enough to associate the contents with the product. The marketers are deliberately trying to influence and attract a large number of customers in every age and give them a message of a higher quality of life.

Part 3: Discussion (Thảo luận)

Phần thi này như một cuộc thảo luận 2 chiều giữa thí sinh và giám khảo. Cơ hội thảo luận sâu hơn về những vấn đề xã hội mang tính trừu tượng trước đó. Thí sinh phải suy luận hoặc đưa ra quan điểm của mình. Phần 3 sẽ diễn ra trong khoảng từ 4 – 5 phút.

Đề thi mẫu về chủ đề “TV Programme”

Câu hỏi 1: Do you think most people watch TV for education or for entertainment?

I think people watch TV primarily for entertainment. There are far more entertainment programmes than educational ones, and in my experience most people treat television as a form of relaxation in the evening. If I think about the most popular TV programmes in the UK, such as talent shows like ‘X Factor’ or soap operas like ‘Eastenders’, the focus is definitely on entertainment rather than education.

Câu hỏi 2: Should TV play a role in educating children? How?

Yes, it definitely should play a role in my opinion. Good children’s TV programmes should tell stories that contain some kind of lesson about how to behave or what is morally right and wrong. Many of the traditional fairy tales, such as ‘Cinderella’, have been made into TV programmes, and there is always a positive message in those stories.

Câu hỏi 3: How do you think TV viewing habits change as people get older?

TV viewing habits obviously change a lot as we get older. While toddlers might watch programmes about talking animals, teenagers prefer action and adventure or sports, and as adults we start taking an interest in news and politics. My own preferences, for example, have changed over the years – I would never have watched news programmes when I was younger. I think it would be very strange if our viewing habits didn’t mature!

Discussion

Tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking (IELTS Speaking Band Descriptors) là gì?

IELTS Speaking Band Descriptors
Tiêu chí chấm điểm IELTS Speaking Band Descriptors

IELTS Speaking Band Descriptors là tiêu chí chấm điểm chính thức được phát hành bởi Hội đồng tổ chức thi IELTS bao gồm:

Fluency and coherence (Độ trôi chảy và mạch lạc)

Tiêu chí này sẽ được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí nhỏ hơn:

  • Speaking coherently (Nội dung nói mạch lạc): Những điều mà thí sinh nói phải mạch lạc và liên kết với nhau, sự liên kết này được biểu thị ở mặt thông tin (nói dễ hiểu đến đâu, có đúng trọng tâm câu hỏi không) và mặt hình thức (sử dụng từ nối trong lúc nói).
  • Speaking at length (Câu trả lời đủ dài): Thí sinh cần có cung cấp câu trả lời có độ dài tương đối phù hợp với phần thi.

>> Xem thêm: Cách tính điểm ielts chi tiết 4 kỹ năng được cập nhật mới nhất

Lexical resources (Vốn từ)

Tiêu chí vốn từ liên quan đến:

  • Việc dùng từ chính xác: Lỗi này thường gặp nhất trong phần thi Speaking. Sử dụng từ sai ngữ cảnh gây hiểu nhầm, giảm mức độ truyền tải thông tin đến người nghe.
  • Vốn từ theo từng chủ đề: Thí sinh có khả năng sử dụng từ vựng theo chủ đề đa dạng sẽ được giám khảo đánh giá cao, nếu có mục tiêu từ 6.5+ trở lên thí sinh nên tránh sử dụng những từ khá quen thuộc như I like, I don’t like, happy,….

Grammatical range and accuracy (Độ đa dạng và chính xác của ngữ pháp)

Độ đa dạng, chính xác tập trung đánh giá cấu trúc câu mà thí sinh dùng trong lúc trả lời. Cụ thể, thí sinh nên lưu ý một số điểm như sau:

  • Việc kết hợp câu đơn và câu ghép.
  • Sử dụng linh hoạt các loại mệnh đề, cấu trúc phức hợp.
  • Tránh mắc lỗi về ngữ pháp căn bản, các lỗi về thì.

Pronunciation (Phát âm)

Pronunciation và Fluency là hai yếu tố quan trọng nhất nhì trong kỳ thi IELTS Speaking. Vì nó để lại ấn tượng đầu tiên của giám khảo về thí sinh. Tiêu chí này được đánh giá dựa trên:

  • Nguyên âm (vowel) và phụ âm (consonant) được phát âm một cách chính xác.
  • Nhấn đúng trọng âm(Stress).
  • Ngữ điệu (intonation) và nhịp điệu (rhythm) lên xuống phù hợp, ngắt giọng đúng chỗ.

Xem thêm bài viết khác:

Tổng hợp đề thi IELTS 4 kỹ năng có đáp án mới nhất 2022

Mẫu câu trả lời IELTS Speaking Part 1 theo chủ đề thông dụng

Cụ thể các tiêu chí IELTS Speaking Band Descriptors 

Fluency and coherence (Độ trôi chảy và mạch lạc)

Đọc hiểu các mô tả theo từng band điểm của tiêu chí “Độ trôi chảy và mạch lạc”

Band điểm Mô tả chi tiết
1
  • Không thể giao tiếp và truyền đạt thông tin.
  • Ngôn ngữ không thể đánh giá được.
2
  • Có khoảng dừng dài trước hầu hết các từ.
  • Khả năng truyền đạt thông tin thấp.
3
  • Nói với những khoảng dừng dài.
  • Khả năng liên kết các câu đơn lại với nhau còn hạn chế.
  • Chỉ đưa ra được những câu trả lời đơn giản và thường không thể truyền tải thông điệp cơ bản.
4
  • Trong khi trả lời vẫn có những khoảng dừng đáng chú ý và nói chậm, thường xuyên bị lặp từ và tự sửa lỗi.
  • Liên kết được những câu cơ bản nhưng sử dụng lặp đi lặp lại các liên kết đơn giản cũng như gián đoạn trong độ mạch lạc.
5
  • Có thể duy trì được độ trôi chảy của lời nói nhưng phải lặp lại, tự sửa lỗi hoặc nói chấm để có thể nói liên tục.
  • Sử dụng quá mức một số từ nối và phép nối.Nói được lưu loát những câu đơn giản nhưng việc truyền đạt bị phức tạp hơn nên gây ra các vấn đề về độ trôi chảy.
6
  • Sẵn sàng kéo dài câu nói, mặc dù đôi khi mất độ mạch lạc do thỉnh thoảng lặp lại, ngập ngừng hoặc tự sửa lỗi.
  • Sử dụng nhiều các phép nối và discourse markers (cụm từ dùng để kết nối và sắp xếp ý với nhau) nhưng không phải lúc nào cũng thích hợp.
7
  • Có thể kéo dài câu nói mà không mất tính mạch lạc.
  • Đôi khi có sự ngập ngừng vì một số sự lặp lại hay liên quan đến ngôn ngữ.
  • Sử dụng nhiều, đa dạng và linh hoạt các từ nối cũng như discourse markers.
8
  • Nói một cách trôi chảy, chỉ thỉnh thoảng lặp từ hoặc tự sửa lỗi, ngập ngừng do tìm nội dung, ý diễn đạt.
  • Phát triển chủ đề Speaking một cách mạch lạc, rõ ràng và phù hợp.
9
  • Nói trôi chảy và hiếm khi lặp lại từ, tự điều chỉnh hay sửa lỗi.
  • Trong lúc nói đôi lúc có sự ngập ngừng đều liên quan đến việc tìm kiếm nội dung.
  • Nói mạch lạc sử dụng các đặc trưng liên kết một cách hoàn toàn thích hợp.
  • Phát triển chủ đề một cách đầy đủ và hợp lý.

Lexical resources (Vốn từ) 

Các tiêu chí của “vốn từ vựng” được mô tả cụ thể theo từng band điểm.

Band điểm Mô tả chi tiết
1
  • Không có sự giao tiếp
2
  • Chỉ có thể nói được những từ đơn lẻ, riêng biệt hoặc những câu nói được ghi nhớ.
3
  • Chỉ sử dụng được những từ vựng đơn giản để truyền đạt thông tin đến người nghe.
  • Thiếu vốn từ để diễn đạt những chủ đề ít quen thuộc.
4
  • Có thể nói trôi chảy về những chủ đề quen thuộc.
  • Tuy nhiên, cũng có thể truyền đạt ý nghĩa cơ bản về các chủ đề không quen thuộc và thường xuyên mắc lỗi trong việc lựa chọn từ ngữ.
  • Ít khi cố gắng thay đổi cách diễn đạt.
5
  • Có thể nói được về những chủ đề quen thuộc và không quen thuộc nhưng cách sử dụng từ vựng ít linh hoạt.
  • Có cố gắng thay đổi sử dụng nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng khó thành công.
6
  • Có vốn từ vựng đủ rộng để có thể thảo luận về những chủ đề và làm cho ý nghĩa rõ ràng mặc dù còn những chỗ diễn đạt chưa phù hợp.
  • Diễn đạt ý được bằng nhiều cách chính xác khác nhau.
7
  • Sử dụng vốn từ vựng linh hoạt để thảo luận về tất cả các chủ đề khác nhau.
  • Sử dụng được một số thành ngữ và các từ vựng ít phổ biến hơn, cho thấy kiến thức về văn phong và cụm từ, tuy nhiên đôi khi lựa chọn từ vựng chưa phù hợp với ngữ cảnh.
  • Sử dụng hiệu quả nhiều cách diễn đạt khác nhau.
8
  • Sử dụng nguồn từ vựng phong phú và linh hoạt để truyền đạt ý nghĩa một cách chính xác.
  • Sử dụng từ vựng ít phổ biến và thành ngữ một cách khéo léo, ít khi không chính xác.
  • Sử dụng nhiều cách diễn đạt theo yêu cầu hiệu quả.
9
  • Sử dụng từ vựng một cách linh hoạt và chính xác trong tất cả các chủ đề.
  • Sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên và chính xác.

Grammatical range and accuracy (Độ đa dạng và chính xác của ngữ pháp)

Chi tiết từng band điểm của tiêu chí “Ngữ pháp”.

Band điểm Mô tả chi tiết
1
  • Không có sự giao tiếp.
2
  • Không thể hình thành các dạng câu đơn bản.
3
  • Cố gắng sử dụng các dạng câu cơ bản để nói nhưng ít khi thành công hoặc chỉ dựa vào các câu nói đã thuộc lòng.
  • Mắc nhiều lỗi ngoại trừ cách diễn đạt đã được ghi nhớ.
4
  • Hình thành được một số câu nói cơ bản và một số câu đơn giản đúng nhưng ít khi sử dụng các dạng câu có cấu trúc phức tạp.
  • Thường xuyên mắc lỗi dẫn đến sự khó hiểu hoặc hiểu nhầm ý diễn đạt.
5
  • Sử dụng các dạng câu cơ bản một cách chính xác và hợp lý.
  • Có thể sử dụng một số ít cấu trúc phức tạp nhưng thường có lỗi và gây ra một số vấn đề về việc hiểu.
6
  • Sử dụng cấu trúc câu đơn giản và phức tạp linh hoạt.
  • Vẫn có thể mắc lỗi thường xuyên về cấu trúc phức tạp nhưng hiếm khi gây ra vấn đề về hiểu.
7
  • Sử dụng nhiều cấu trúc câu phức tạp khá linh hoạt.
  • Các câu được tạo ra thường không có lỗi hoặc có chỉ tồn tại một số lỗi ngữ pháp.
8
  • Sử dụng nhiều và đa dạng các loại cấu trúc một cách linh hoạt.
  • Phần lớn các câu không có lỗi, thỉnh thoảng không phù hợp với ngữ cảnh.
9
  • Sử dụng đầy đủ các cấu trúc câu tự nhiên và thích hợp.
  • Cấu trúc câu chính xác và nhất quán, loại trừ một số các lỗi nhỏ trong đặc điểm cách nói của người bản xứ.

Pronunciation (Phát âm)

 Mô tả chi tiết theo từng band điểm của tiêu chí “phát âm”.

Band điểm Một cách chi tiết
1
  • Không có sự giao tiếp.
2
  • Lời nói thường không thể hiểu được.
3
  • Thể hiện một số đặc điểm của band điểm 2 nhưng không phải tất cả những tính năng tích cực của band điểm 4.
4
  • Sử dụng được một số các thành tố phát âm nhưng còn hạn chế.
  • Có cố gắng kiểm soát các thành tố đó nhưng thường xuyên mắc lỗi.
  • Thường xuyên phát âm sai và gây ra một số khó khăn cho người nghe.
5
  • Thể hiện được tất cả các tính năng tích cực của band điểm 4.
6
  • Sử dụng được một số các thành tố phát âm nhưng việc kiểm soát còn lẫn lộn.
  • Cho thấy khả năng sử dụng hiệu quả một số thành tố nhưng không được duy trì.
  • Bài nói có thể được hiểu xuyên suốt mặc dù phát âm sai các từ hoặc âm làm giảm độ rõ ràng.
7
  • Thể hiện tất cả các tính năng tích cực của band điểm 6.
8
  • Sử dụng nhiều và đa dạng các thành tố phát âm.
  • Duy trì được việc sử dụng linh hoạt các thành tố này, chỉ mắc lỗi thỉnh thoảng.
  • Xuyên suốt bài nói dễ hiểu, giọng ngôn ngữ tiếng Việt ảnh hưởng rất ít đến khả năng hiểu.
9
  • Sử dụng đầy đủ các thành tố phát âm với độ chính xác và tinh tế.
  • Duy trì việc sử dụng linh hoạt các thành tố này xuyên suốt bài nói.
  • Người nghe có thể dễ dàng hiểu mà không cần nỗ lực.

Kết Luận

Bài viết trên, ELSA đã chia sẻ đến các bạn thông tin khái quát về IELTS Speaking Band Descriptors. Các bạn thí sinh hãy tìm hiểu thật kỹ nắm những tiêu chí trên để ghi điểm tuyệt đối. Đồng thời luyện tập thật nhiều để đạt được kết quả mong muốn của bản thân.