Hiện nay, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đẩy mạnh quá trình “bình thường mới”, đẩy mạnh tiêm chủng vaccine để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Tính đến tháng 4/2022, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1 tăng 5,03% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, các hoạt động dịch vụ đã hoạt động sôi nổi trở lại.
Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 21/3/2022 đã đạt mốc 4%, cao gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Các ngân hàng trong nước đã và đang đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm nay, hứa hẹn nhiều điểm sáng về lợi nhuận cũng như chiến lược chuyển đổi số.
Kiểm tra phát âm với bài tập sau:
Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này cũng như tham khảo các giải pháp phục hồi và phát triển ngành tài chính ngân hàng trong năm 2022, hãy cùng ELSA Speak theo dõi bài viết sau.
Tổng quan về ngành tài chính ngân hàng sau đại dịch Covid-19
Phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ
Trong năm 2021, đại dịch Covid-19 đã mang đến vô vàn khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam. Sau quãng thời gian giãn cách kéo dài, nền kinh tế bị đình trệ, GDP quý 3/2021 tăng trưởng âm gần đến 6,2%. Đối mặt với tình trạng này, ngành ngân hàng đã cung ứng vốn cho doanh nghiệp và người dân, đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi và các chính sách tạm hoãn, gia hạn nợ cho khách hàng đang gặp khó khăn. Đặc biệt, lãi suất cho vay đã giảm xuống 1,66% so với thời điểm trước đại dịch, thấp nhất trong 2 thập kỷ vừa qua. Điều này cũng đã mang đến không ít khó khăn cho ngành tài chính ngân hàng.
Tuy nhiên, theo dự báo của công ty chứng khoán SSI năm 2022 về tình hình tài chính ngân hàng trong nước, lợi nhuận trước thuế bình quân của các doanh nghiệp tài chính ngân hàng có khả năng tăng 21% so với năm ngoái. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi và phát triển của ngành sau những biến cố đại dịch mang đến.
Một điểm đáng chú ý trong giai đoạn này đó là đường đua chuyển đổi số ngành tài chính ngân hàng đang diễn ra cực kỳ sôi động. Mục đích chính của việc này là thu hút tiền gửi không kỳ hạn để bù đắp lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của đại dịch cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng.
Theo Tạp chí kinh tế Việt Nam, khi được phỏng vấn về triển vọng trong năm 2022, hầu hết lãnh đạo các ngân hàng đều đánh giá thuận lợi. Cụ thể, theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước, 95% các tổ chức tài chính kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng đi lên, 3% kỳ vọng giữ nguyên và 2% lo lắng lợi nhuận sụt giảm. Điều này có thể cho thấy rằng, sự phục hồi ngành kinh tế “huyết mạch” này khả quan trong năm 2022.
Ban hành những chính sách mới để “đáp lại” ảnh hưởng từ Covid-19
Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư 03/2021/TT-NHNN về thời hạn trả nợ, miễn lãi vay cho các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ. Cụ thể, thời hạn ngân nợ xấu được giãn ra trong ba năm, đây là một thông tư mang tính nhân văn thể hiện sự quan tâm sát sao của các bộ ban ngành đối với cả tổ chức tín dụng và bên đi vay.
Phát hành bán vốn & công ty con cho nước ngoài
Giữa bối cảnh dịch bệnh, hầu như các doanh nghiệp đều có xu hướng hạn chế đầu tư khi rủi ro lạm phát khá cao thời điểm này. Tuy nhiên, ngành tài chính ngân hàng thì ngược lại, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mạnh dạn rót vốn vì nhìn thấy được cơ hội phát triển của ngành.
Một ví dụ điển hình có thể kể đến là VPbank, khi ngân hàng này bán được 49% vốn của Fe Credit cho một tập đoàn Nhật Bản. Bên cạnh đó, ngân hàng HDbank cũng đang lên kế hoạch bán mảng tín dụng cho một ngân hàng nước ngoài khác.
Sự phát triển mạnh mẽ của tài chính phi tín dụng
Trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhóm ngân hàng tiếp tục tăng quy mô, “lấn sân” sang mảng tài chính phi tín dụng như bảo lãnh khách hàng, bảo lãnh thư tín dụng, liên kết với công ty bảo hiểm để bán chéo sản phẩm… Điều này giúp các ngân hàng phát triển toàn diện, giảm sự phụ thuộc các nguồn thu tín dụng, cải thiện cơ cấu nguồn thu bền vững.
Giải pháp thúc đẩy ngành tài chính – ngân hàng phát triển mạnh mẽ trong năm 2022
Đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số và chuyển dịch cơ cấu
Như thông tin đã đề cập ở trên, xu hướng số hóa hiện đang là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng trong công cuộc phục hồi và phát triển ngành tài chính ngân hàng nói chung. Kết quả khảo sát của JPMorgan Chase cho thấy, 54% khách hàng sử dụng công cụ kỹ thuật số nhiều hơn khi giao dịch ngân hàng kể từ thời điểm đại dịch bùng nổ. Vì vậy, năm 2022 là thời điểm quan trọng trong chiến lược số hóa của ngân hàng. Bởi vì lúc này, khách hàng đã thay đổi thói quen từ sử dụng tiền mặt sang ngân hàng số.
Theo khảo sát của Vietnam Report về tình hình triển khai chuyển đổi số, 58,33% ngân hàng đang đẩy mạnh triển khai trên toàn quy mô, 16,67% ngân hàng đã tiến hành triển khai một phần và 25% đang củng cố hệ thống vận hành để có thể bắt đầu chuyển đổi số toàn doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khảo sát cũng cho biết thêm, Big Data, tự động hóa quy trình bằng robot hay công nghệ trí tuệ nhân tạo A.I… đang được nhiều ngân hàng sử dụng để phân tích nhu cầu, hành vi của khách hàng.
Thúc đẩy quá trình mở rộng thị trường
Việc mở rộng thị trường kinh doanh là một giải pháp phục hồi doanh nghiệp được rất nhiều nhà quản trị quan tâm. Đặc biệt sau đại dịch, khi mà xu hướng thị trường thay đổi, doanh nghiệp cần có kế hoạch “lấn sân” các thị trường khác để nâng cao doanh thu, vị thế trong ngành.
Hoạt động này có thể được triển khai dưới hình thức mở rộng văn phòng, địa điểm giao dịch tại các khu vực, đầu tư và liên kết với đối tác kinh doanh khác để tiếp cận khách hàng trong hệ sinh thái một cách triệt để. Ví dụ như ngân hàng Shinhan Việt Nam với công cuộc mở rộng 6 chi nhánh, văn phòng giao dịch mới chỉ trong quý IV/2021.
Theo thống kê của Thời báo Ngân hàng, trong những năm gần đây khi mà đại dịch đang bùng phát mạnh mẽ, lần lượt các ngân hàng nước ngoài như HSBC, Standard Chartered… đều có hoạt động phát triển thị phần ở thị trường bán lẻ và chuỗi cung ứng. Cụ thể, Standard Chartered Việt Nam đã góp 1 tỷ USD vốn cho các đơn vị kinh doanh ngành nhựa và xuất nhập khẩu, công ty tài chính Home Credit với mảng cho vay tiêu dùng cá nhân. Bên cạnh đó, ngân hàng HSBC cũng lấn sân vào thị trường bán lẻ bằng việc liên kết với chuỗi siêu thị Con Cưng tại 45 tỉnh thành phố.
Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro
Các ngân hàng đã từng nhận được bài học đắt giá từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 – 2009 về quản lý vốn và ứng phó với tình hình khó khăn. Vậy nên, trong bối cảnh bình thường mới, họ đã có những phương án dự phòng để phản ứng với khủng hoảng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo nên lưu ý rằng ngân hàng không chỉ cần tăng cường biện pháp quản trị rủi ro tài chính mà còn cần kết hợp với quản trị an ninh mạng, quản lý rủi ro xã hội khi thẩm định các dự án.
Thu hút và tăng trưởng vốn điều lệ
Theo Thời báo Ngân hàng, năm 2022 được xem xét như là cuộc đua tăng vốn điều lệ của nhóm ngân hàng với tổng số vốn được đăng ký tăng thêm lên đến 82.000 tỷ. Đây là một tín hiệu khả quan cho thấy nội lực tài chính ngành ngân hàng được đảm bảo tốt hơn sau đại dịch. Bên cạnh đó, việc tăng vốn cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng mảng tín dụng và chứng khoán.
Việc tăng vốn điều lệ được xem là dấu mốc quan trọng trong kế hoạch phục hồi và phát triển ngành tài chính ngân hàng sau đại dịch. Mục đích của hoạt động này là nâng cao nội lực tài chính, tạo tiền đề đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, nâng cao sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng trong thời kỳ bình thường mới.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để thích ứng với thời kỳ mới
Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp ngành tài chính – ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Vậy nên, việc đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vô cùng cần thiết.
Nội dung chương trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viên để thích ứng với thời kỳ mới. Đồng thời, cập nhật quy trình chuyển đổi số và các ứng dụng công nghệ cho nhân viên, đơn cử như sản phẩm từ Fintech. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp ngân hàng “lấn sân” sang các ngành mới, đội ngũ nhân viên cần được tuyển mới hoặc đào tạo chuyên sâu để luân chuyển vị trí một cách linh hoạt.
Đặc biệt, nhân viên ngành ngân hàng thường xuyên trực tiếp làm việc và trao đổi với khách hàng. Vậy nên, việc đẩy mạnh đào tạo kỹ năng mềm là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức đào tạo thường được diễn ra trực tuyến thay vì trực tiếp như trước đây.
Ngoài ra, nhằm đáp ứng mục tiêu mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp ngành ngân hàng cần trau dồi nền tảng ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên. Điều này sẽ giúp đội ngũ nhân sự giao tiếp tiếng tiếng Anh với khách hàng và đối tác nước ngoài một cách tự tin, lưu loát hơn. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng thành công, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phù hợp với xu hướng thị trường.
Nhằm hỗ trợ ban lãnh đạo giải quyết bài toán nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên, ELSA Speak cho ra mắt chương trình đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp ngành tài chính ngân hàng. Đồng thời, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và thời gian cho công tác đào tạo. Nhờ công nghệ nhận diện giọng nói độc quyền giúp người dùng nâng cao kỹ năng tiếng Anh, ELSA Speak đang là đối tác của các ngân hàng như OCB, Shinhan Việt Nam.
Hiện nay, ELSA Speak đã phát triển hơn 200 chủ đề, từ kiến thức chuyên ngành đến hội thoại thông thường. Những chủ đề này được thiết kế riêng biệt cho nhân viên ngành tài chính ngân hàng, bao gồm thảo luận về tài chính, phục vụ khách hàng tài chính hay trao đổi với đồng nghiệp ngành ngân hàng,… Đặc biệt, nhân viên của bạn sẽ được đào tạo tất cả các kỹ năng nói, bao gồm phát âm, nhấn âm và ngữ điệu.
Nội dung học tập tại ELSA Speak được biên soạn bởi các chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu, phù hợp với đặc thù và nhu cầu riêng của các bộ phận/phòng ban như: Chăm sóc khách hàng, cho vay, bảo hiểm, bán hàng và tiếp thị,… Thông qua đó, đội ngũ nhân viên có thể mở rộng vốn từ và giao tiếp tốt hơn trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, bảng điều khiển ELSA Dashboard cho phép doanh nghiệp tổ chức lớp học, mời học viên mới và kiểm tra tiến độ học tập của nhân viên. Từ đó, có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả của chương trình đào tạo, kịp thời đưa ra những thay đổi phù hợp. Nhờ có ELSA Speak, hoạt động đào tạo tiếng Anh cho nhân viên ngành tài chính ngân hàng sẽ được tối giản, tinh gọn và hạn chế nguồn lực cho công tác quản lý.
Kết luận
Sau những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, ngành ngân hàng Việt Nam đang từng bước phục hồi và phát triển, chuyển dịch cơ cấu và chuyển đổi số mạnh mẽ. Để phản ứng lại với những thay đổi của thị trường cũng như xu hướng mới từ khách hàng, việc đào tạo nguồn nhân lực là điều cấp thiết.
Đặc biệt, quá trình phục hồi và phát triển ngành tài chính ngân hàng không thể thiếu công tác đào tạo tiếng Anh cho nhân viên. Vậy nên, hãy cùng ELSA Speak nâng cao kỹ năng giao tiếp của nhân viên và vươn tầm thế giới ngay hôm nay.