Nguồn nhân lực được xem là yếu tố cốt lõi, quyết định mọi sự thành công của doanh nghiệp. Đội ngũ nhân sự sáng tạo, chất lượng mới có thể giúp tổ chức đứng vững trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần được ưu tiên hàng đầu.

Đặc biệt, theo nghiên cứu từ Mckinsey & Company (1), các giám đốc nhân sự đều đồng ý rằng doanh nghiệp nên triển khai những chính sách tập trung vào con người và thu hút nhân tài. Đồng thời, ban lãnh đạo nên bắt đầu thay đổi các gói phúc lợi để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên trong bối cảnh thị trường mới.

Kiểm tra phát âm với bài tập sau:

{{ sentences[sIndex].text }}
Cải thiện ngay
Click to start recording!
Recording... Click to stop!
loading

Tuy đã thấu hiểu được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự đầu tư cho hoạt động này. Bên cạnh đó, tình trạng đào tạo nhân viên “ồ ạt”, không có chương trình cụ thể vẫn còn tiếp diễn. Để hiểu hơn về khái niệm, vai trò và nội dung đào tạo nguồn nhân lực, quý doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết sau.

Tìm hiểu khái niệm nguồn nhân lực

Theo khái niệm từ Liên Hợp Quốc, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động, bao gồm sức khỏe, kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo. Nguồn nhân lực của một doanh nghiệp là nhân tố trực tiếp và gián tiếp xây dựng nên giá trị cho doanh nghiệp đó, từ sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho tới góp phần xây dựng thương hiệu. 

Như vậy, bên cạnh các loại vốn vật chất (vốn tiền tệ, kỹ thuật công nghệ và tài nguyên thiên nhiên) thì nguồn lực con người là không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà quản trị.  

Những tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 

Bên cạnh việc thấu hiểu khái niệm, tầm quan trọng của nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần nắm rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ nhân viên. Từ đó, ban lãnh đạo sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về bức tranh nhân sự, đua ra các chiến lược tuyển dụng hoặc đào tạo phù hợp. 

Cụ thể, doanh nghiệp có thể đánh giá chất lượng đội ngũ nhân sự theo 3 khía cạnh cốt lõi sau:

  • Kết quả làm việc (KPI hoặc OKR) của nhân sự
  • Đánh giá nội bộ trong team, từ cấp cao đến cấp thấp (ví dụ, giám đốc sẽ đánh giá trưởng phòng, trưởng phòng sẽ đánh giá các nhân viên trong phòng/ban)
  • Đánh giá nội bộ từ bộ phận nhân sự, bộ phận quản lý phúc lợi và lương thưởng của nhân viên (C&B)
  • Tỷ lệ nhân sự thấy hài lòng với công việc theo kết quả của những cuộc khảo sát nội bộ. Nội dung khảo sát có thể bao gồm các yếu tố như lương, thưởng, đãi ngộ, môi trường, cơ hội phát triển, sẵn lòng giới thiệu người khác tới doanh nghiệp…
  • Phản hồi từ phía khách hàng và đối tác, đặc biệt đối với những vị trí front office (thuộc bộ phận tiền sảnh, lễ tân hoặc thường xuyên có những “điểm chạm” với khách hàng)
  • Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc và lý do nghỉ việc 
Những tiêu chí để đánh giá chất lượng nguồn nhân sự | ELSA Speak

Lưu ý rằng đây chỉ là những tiêu chí cơ bản để nhà quản lý tham khảo nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của nhân sự trong doanh nghiệp, từ đó đưa ra những điều chỉnh và bổ sung kịp thời nhằm phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Tùy vào ngành nghề, cấu trúc tổ chức mà mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng quy tắc đánh giá chất lượng nhân viên khác nhau.

Tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Một trong 5 xu hướng nhân sự hàng đầu trong năm 2022 là phát triển và nâng cao kỹ năng của đội ngũ nhân viên một cách linh hoạt (2). Theo diễn đàn kinh tế thế giới (3), hơn 1 tỷ người cần được đào tạo lại để bắt kịp với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Cũng chính vì thế, doanh nghiệp Việt Nam cần khẩn trương đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng tay nghề của nhân viên.

Cụ thể, tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp thể hiện trong 2 khía cạnh sau:

Tạo ra lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp

Nhân sự tham gia vào toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ, từ đó tạo nên giá trị về vật chất (doanh thu, lợi nhuận) và đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chính là một “mắt xích”, một “bánh răng” trong quy trình vận hành của tổ chức. Và để doanh nghiệp tăng trưởng bền vững thì việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực là điều mà mọi nhà quản lý đều phải quan tâm. 

Việc thiếu ổn định trong tổ chức nhân sự (ví dụ như tỷ lệ nhân sự không hài lòng cao dẫn đến nghỉ việc, báo cáo của nhân viên không tốt, thiếu sự hòa hợp giữa các phòng ban,…) không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc mà còn làm suy giảm khối sức mạnh chung của doanh nghiệp. Điều này sẽ gây rối loạn đến các “mắt xích” trong tổ chức và nếu không kịp thời chấn chỉnh, nó hoàn toàn có thể gây “hiệu ứng domino” khiến doanh nghiệp suy yếu. 

Nguồn nội lực vô tận giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh

Nhân lực không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động trong hiện tại mà nó chính là một trong những yếu tố tiềm năng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển trong tương lai. Một công ty muốn tăng trưởng vững vàng thì cần phải thường xuyên thúc đẩy đội ngũ nhân sự nâng cao trình độ, cập nhật tri thức mới, xu hướng mới trong ngành. 

Nếu để nhân sự “giậm chân tại chỗ” với quy trình làm việc và kiến thức cũ thì không chỉ người lao động mà chính doanh nghiệp cũng sẽ trở nên tụt hậu và bị đối thủ vượt lên. Vì vậy, tại các tập đoàn lớn, chính sách phát triển nguồn nhân lực luôn được ưu tiên nhằm củng cố sức mạnh nội tại cho doanh nghiệp. 

Cụ thể, các tập đoàn này luôn trích một khoản ngân sách đầu tư vào các khóa đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp, cử nhân sự đi học tập hoặc đào tạo nâng cao. Nhân sự có trình độ, có kiến thức, biết nắm bắt xu hướng mới sẽ là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. 

Tầm quan trọng của nguồn nhân lực: Giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh | ELSA Speak

Có thể bạn quan tâm: Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả, đúng chuẩn cho mọi doanh nghiệp

Nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Hoạch định và phát triển chiến lược nhân sự

Để có thể xây dựng được một bản chiến lược nhân sự cho doanh nghiệp, nhà quản lý cần chú ý đến những yếu tố như sau:

  • Tầm nhìn và giá trị cốt lõi: Mọi chiến lược quản trị đều phải đồng nhất với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và chính sách nhân sự cũng không ngoại lệ. 
  • Chiến lược kinh doanh: Nhân sự được coi là một trong những nguồn lực nội tại của doanh nghiệp. Do đó, chiến lược tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực phải dựa trên phương án kinh doanh, nguồn vốn tài chính, cơ sở hạ tầng hay tài nguyên của doanh nghiệp. 
  • Báo cáo thị trường nhân sự và đánh giá chất lượng nhân sự hiện tại: Đây là những thông tin quan trọng nhằm xây dựng một chiến lược nhân sự bám sát thực tế và tình hình của doanh nghiệp. Đặc biệt là hạn chế những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống nhân sự, ví dụ như bộ máy nhân sự cồng kềnh, phân việc chồng chéo, chưa xây dựng quy trình đánh giá chất lượng nhân sự phù hợp,…
  • Văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu tuyển dụng (Employer branding): Tại Việt Nam hiện nay mới chỉ có những tập đoàn, doanh nghiệp lớn xây dựng được văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu tuyển dụng một cách hoàn chỉnh. Tuy nhiên, ngay cả khi là một doanh nghiệp nhỏ thì nhà quản trị vẫn cần chú ý đến hai yếu tố này nếu muốn thu hút được nhân sự có chất lượng, khiến nhân viên muốn gắn bó lâu dài, từ đó phát triển nguồn nhân lực vững bền. 

Tuyển dụng và phân bổ nguồn lực nhân sự

Trước khi lên kế hoạch tuyển dụng, HR phải xác định được cơ cấu nhân sự bao gồm ngân sách lương thưởng, khối lượng công việc, số lượng nhân sự (headcount), cách phân chia đội nhóm sao cho phù hợp. Sau đó, tùy theo từng nhóm nhân sự mà doanh nghiệp cần để xây dựng kế hoạch tuyển dụng khác nhau. 

Ví dụ, với mass recruitment (tuyển dụng số lượng lớn) thì phòng nhân sự phải tổ chức các chiến dịch tuyển dụng có quy mô (ví dụ ngày hội tuyển dụng) để tiếp cận và thu hút lượng lớn ứng viên mục tiêu tại địa phương, các trường đại học hoặc cơ sở giáo dục phù hợp với ngành nghề. Với những vị trí quản lý, doanh nghiệp có thể tìm đến những kênh tuyển dụng như: Sự giới thiệu từ nội bộ, các mạng xã hội và kênh tuyển dụng chuyên nghiệp (Linkedin, Vietnamworks), dịch vụ headhunter,… để được giới thiệu những ứng viên chất lượng. 

Các hoạt động khen thưởng, đãi ngộ

Một vấn đề rất quan trọng để duy trì và phát triển nguồn nhân lực một cách bền vững đó chính là khen thưởng và đãi ngộ. Bộ phận C&B (Compensation & Benefits – Lương thưởng và phúc lợi) trong phòng nhân sự không chỉ có nhiệm vụ chấm công, tính lương mà còn chịu trách nhiệm đề xuất, xây dựng những chính sách đãi ngộ phù hợp với người lao động. Cũng cần chú ý rằng đãi ngộ không hoàn toàn là tiền lương hay thưởng mà nó còn bao gồm phúc lợi và môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, cơ hội học tập, đào tạo, thăng tiến,… 

Để xây dựng chính sách lương thưởng, đãi ngộ thì trước đó, HR và đội ngũ quản trị phải hoàn thiện việc xây dựng thang đánh giá nhân sự định kỳ. Đây sẽ là căn cứ để thưởng/phạt nên cần sự công bằng, minh bạch và phù hợp với năng lực chung của đội ngũ nhân viên. Ngoài KPI, các nhà quản trị có thể tham khảo thêm mô hình đánh giá nhân sự bằng OKR (mục tiêu – objective, kết quả then chốt – key result) để có thể  đánh giá khách quan và chính xác về năng lực nhân viên. 

Có thể bạn quan tâm: Các hình thức đào tạo tại doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Đào tạo kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ nhân sự 

Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa thấu hiểu được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, không tập trung vào công tác nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Có đến 59% nhân viên khẳng định rằng họ không được đào tạo bài bản tại nơi làm việc, hầu như các kỹ năng đều là tự học (4). 

Để thúc đẩy sự phát triển chung của toàn doanh nghiệp, ban lãnh đạo cần khẩn trương nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, cập nhật kiến thức và công nghệ mới cho lực lượng lao động. Dưới đây là một số gợi ý trong việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực mà quý doanh nghiệp có thể áp dụng:

Về kiến thức nghiệp vụ: Ban lãnh đạo nên thường xuyên tổ chức các buổi workshop theo chuyên đề nhằm trau dồi chuyên môn cho nhân sự. Đồng thời, xây dựng những buổi đào tạo chéo giữa các phòng ban để giúp các bộ phận có thêm kiến thức nghiệp vụ, hỗ trợ nhau trong nhiều dự án để mang lại sự thành công cho tổ chức. Về phía các quản lý, doanh nghiệp có thể tài trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí để họ tham gia các khóa học chuyên môn, giúp nâng cao năng lực lãnh đạo. 

Có thể bạn quan tâm: Đào tạo Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp 4.0

Về kỹ năng mềm: Hầu hết các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp – thuyết trình, quản lý thời gian,… đều có thể training on job (đào tạo tích hợp trong công việc). Để có thể rèn luyện kỹ năng mềm cho nhân sự, trước hết cần hoàn thiện quy trình làm việc trong đội nhóm và giữa các phòng ban, thường xuyên theo dõi tiến độ và chất lượng công việc để kịp thời điều chỉnh. 

Về ngoại ngữ: Trong thời đại ngày nay, tiếng Anh đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với nhân sự. Tuy nhiên trên thực tế, công tác giảng dạy và đào tạo ngoại ngữ tại các trường Đại học – Cao đẳng tại Việt Nam chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Do đó, để có thể phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần chủ động trong việc đào tạo bổ sung tiếng Anh cho đội ngũ nhân viên.

Chương trình đào tạo tiếng Anh trong doanh nghiệp cần đảm bảo tính thực hành cao. Sau khi học, nhân viên có thể phát âm chuẩn, diễn đạt và giao tiếp thành thạo với khách hàng và đối tác nước ngoài, đồng thời nắm được từ vựng liên quan đến chuyên ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp nhờ công nghệ A.I. tân tiến tại ELSA Speak

Thấu hiểu tầm quan trọng của nguồn nhân lực cũng như tính cấp thiết của việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên, ELSA Speak đã phát triển chương trình đào tạo tiếng Anh dành cho doanh nghiệp. Nội dung học tập được thiết kế bám sát với nghiệp vụ tại các ngành nghề cụ thể, từ doanh nghiệp sản xuất cho tới doanh nghiệp dịch vụ, công nghệ thông tin, logistics,… Đồng thời, các chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu thế giới tại ELSA Speak sẽ xây dựng lộ trình học tập chuyên biệt cho từng bộ phận/phòng ban, nhằm tập trung cung cấp kiến thức đầy đủ, tinh gọn, giúp học viên có thể áp dụng ngay vào công việc thực tế. 

Với công nghệ AI nhận diện giọng nói độc quyền, đội ngũ nhân viên sẽ được ELSA Speak chỉ ra lỗi sai phát âm ngay lập tức. Đồng thời, hướng dẫn sửa lỗi phát âm chi tiết, từ khẩu hình miệng, cách nhả hơi và đặt lưỡi. Từ đó, học viên sẽ được rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Anh chuẩn mực, tự tin giao tiếp với khách hàng và đối tác. 

Hiện nay, ELSA Speak đã thiết kế hơn 25,000 bài bài luyện nói tiếng Anh, đội ngũ nhân viên có thể học online mọi lúc, mọi nơi, chủ động sắp xếp thời gian và tiến độ học tập phù hợp. Đặc biệt, với tính năng ELSA Dashboard, nhà quản lý cũng có thể dễ dàng theo dõi được việc học tập của nhân viên. 

Cụ thể ELSA Dashboard sẽ cung cấp những thông tin như: Tổng quan bài học; Thời lượng và số luyện tập đã thực tập; Báo cáo mục tiêu (Số ngày luyện tập mỗi tuần); Thời lượng luyện tập trung bình mỗi ngày; Biểu đồ phân tích học viên; Biểu đồ tiến độ học tập dựa trên điểm ELSA.

Kết luận

Để phát triển doanh nghiệp bền vững, ban quản trị cần thấu hiểu được tầm quan trọng của nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, các chiến lược phát triển lực lượng lao động đều phải dựa vào những yếu tố cốt lõi như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời, phù hợp với chiến lược kinh doanh và hài hòa giữa các nguồn lực khác như vốn hay tài nguyên. 

Ngoài ra, để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hãy đăng ký chương trình đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp tại ELSA Speak ngay hôm nay.

Giải pháp đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp | ELSA Speak

(1) Theo VietNamNet, xem chi tiết tại link này.

(2) Theo beekeeper.io, xem chi tiết tại link này.

(3) Theo diễn đàn kinh tế thế giới, xem chi tiết tại link này.

(4) Theo lorman.com, xem chi tiết tại link này.