DOANH NGHIỆP HÀNG TIÊU DÙNG (FMCG) GIA TỐC CHUẨN BỊ CHO 2022 NHƯ THẾ NÀO?

Sự ổn định của ngành Hàng tiêu dùng vẫn chiếm ưu thế trong 2022 

Chắc chắn rằng giai đoạn 2020 – 2021 là một trong những khoảng thời gian khó khăn nhất trong lịch sử với ngành Hàng tiêu dùng và Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Đại dịch COVID-19 đã mang lại những thay đổi nhanh chóng về sở thích của người tiêu dùng, xu hướng công nghệ và các nguồn lực trong xã hội. Điều này khơi dậy nên  những nhu cầu và trăn trở mới cho doanh nghiệp FMCG:

  • Cải thiện hiệu quả làm việc, tính minh bạch và tăng khả năng thích ứng để vận hành tốt trong các hoàn cảnh khác nhau
  • Cải tiến các sản phẩm mới, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
  • Tăng cường sản xuất theo hướng bền vững để đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường của doanh nghiệp
  • Tập trung vào phương pháp vận hành lấy con người làm trung tâm và phát triển nhân viên

Hiện nay, nhiều sản phẩm FMCG vẫn được coi là nhu yếu phẩm và luôn chiếm tỷ lệ lớn trong chi tiêu của mọi nhà. Các doanh nghiệp FMCG cũng hoạt động bền bỉ và thích ứng với sự phát triển liên tục trong nhu cầu người tiêu dùng và xu hướng thị trường. Hai điều này giải thích cho sự ổn định của ngành Hàng tiêu dùng trong tương lai.

Kiểm tra phát âm với bài tập sau:

{{ sentences[sIndex].text }}
Cải thiện ngay
Click to start recording!
Recording... Click to stop!
loading

Vì thế, ngành FMCG có thể hướng tới năm 2022 với sự tích cực, kỳ vọng duy trì tăng trưởng tại các thị trường toàn cầu, sẵn sàng cung cấp sản phẩm cho nhóm khách hàng thông thạo công nghệ và đối mặt với thách thức về giá vốn hàng hóa tăng cao.

Sự ổn định của ngành hàng tiêu dùng trong năm 2022

5 xu hướng của ngành FMCG trong 2022

Kinh doanh theo hướng bền vững

Sau tất cả, người tiêu dùng luôn là người có quyền lựa chọn nên chi tiền mua sản phẩm gì. Hiện nay, khách hàng càng ngày càng ý thức hơn về môi trường và lối sống bền vững. Vì thế, trong quá trình quyết định mua hàng, họ có xu hướng ưu tiên các sản phẩm có “xuất xứ xanh”, thân thiện với tự nhiên. Khi làm như vậy, họ muốn góp phần tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, từ môi trường, kinh tế đến xã hội.

COVID-19 đã thay đổi hành vi mua hàng và tiêu dùng, đồng thời cũng trở thành nhân tố lớn phá vỡ thị trường – khiến các sản phẩm tẩy rửa, thực phẩm, đồ uống và giấy vệ sinh trở nên khan hiếm ở một số nơi. Đại dịch đã làm người tiêu dùng, doanh nghiệp và thậm chí cả các cơ quan chính phủ trên toàn thế giới trở nên cẩn thận hơn với các quyết định và nguồn lực của mình.

Do đó, tính bền vững có vai trò ngày càng lớn đến ngành Hàng tiêu dùng, nhu cầu lựa chọn sản phẩm được sản xuất theo hướng bền vững, có đạo đức đang ngày một gia tăng, thậm chí nhiều khách mua hàng chỉ vì muốn ủng hộ cho các doanh nghiệp có ý thức về sinh thái.

Người tiêu dùng muốn biết sản phẩm của họ được sản xuất như thế nào và sẽ nhanh chóng từ chối bất kỳ doanh nghiệp nào không minh bạch trong “những năm bền vững” sắp tới. Tương tự, họ sẵn sàng ủng hộ cho các thương hiệu có sứ mệnh, ngay cả khi giá của họ đắt hơn một chút so với dòng sản phẩm không thân thiện với môi trường.

Để bắt đầu, hãy rà soát lại các quy trình vận hành, thủ tục, tài nguyên doanh nghiệp sử dụng, thậm chí là làm một cuộc thăm dò ý kiến ​​giữa các nhân viên và người tiêu dùng. Nhiều khả năng bạn sẽ tìm thấy những nhân tố và cách thức bạn có thể điều chỉnh để doanh nghiệp đi theo hướng bền vững hơn. Nó có lợi cho doanh nghiệp và nó cũng giúp ích cho thế giới này, nơi thương hiệu của bạn đang tồn tại.

Phát triển kênh thương mại điện tử

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mọi người đều sử dụng Internet để làm những điều mà cách đây nhiều thập kỷ được cho là không thể. Khi đại dịch buộc mọi người phải ở nhà, con người nhất định phải tìm cách làm cho cuộc sống càng giống như những ngày trước COVID càng tốt, và công nghệ đã hỗ trợ nhu cầu này. Người tiêu dùng hoạt động trên thế giới mạng nhiều hơn bao giờ hết và những doanh nghiệp hiện diện mạnh mẽ trên các nền tảng này sẽ là những công ty sẽ thu hút sự quan tâm của họ trong những năm tới.

Khi giãn cách xã hội đã trở thành một phần trong thời đại “bình thường mới”, thói quen mua hàng phát triển, người tiêu dùng dành nhiều thời gian hơn cho thế giới mạng, doanh nghiệp phát triển bán hàng qua kênh thương mại điện tử sẽ là xu hướng tất yếu. Thị phần của thương mại điện tử trong ngành bán lẻ toàn cầu đã tăng từ 14% vào năm 2019 lên 17% vào năm 2020, dự kiến ​​tiếp tục cao hơn trong 2022.

Với những doanh nghiệp đón đầu xu hướng, chắc chắn sẽ gặp sự cạnh tranh. Dễ dàng tiếp cận các sản phẩm và thông tin đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Các công ty hàng tiêu dùng phải tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị và gia tăng nhận thức về thương hiệu để duy trì lòng trung thành của khách hàng.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng, từ thể chất đến tinh thần

COVID-19 khiến cả thế giới chú ý trong 2 năm qua vì gây tổn hại sức khỏe nặng nề. Do đó, hiện nay người tiêu dùng quan tâm nhiều về sức khỏe toàn diện của bản thân, từ thể chất đến tinh thần khi cân nhắc mua hàng, với những câu hỏi thường gặp như: 

  • Bao bì có sạch sẽ không?
  • Sản phẩm có gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của tôi không?
  • Sử dụng nó có thực sự giúp tôi phòng tránh COVID-19 không?
  • Sản phẩm này sẽ giúp ích gì cho tôi, cho sự an toàn và sức khỏe của tôi trước COVID-19?

Người tiêu dùng đang hướng tới các thương hiệu đáng tin cậy, lựa chọn sản phẩm chất lượng, có độ nguyên chất và đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất. Xu hướng này trỗi dậy mạnh mẽ ngay khi đại dịch bắt đầu, vì thế doanh nghiệp cần đặt sức khỏe thể chất và tinh thần của người tiêu dùng lên hàng đầu, trước khi nghĩ đến việc kiếm lợi nhuận từ họ.

Sẽ không có doanh nghiệp nào tồn tại nếu không có người tiêu dùng. Chăm sóc tốt khách hàng và họ sẽ tự nhiên nghiêng về thương hiệu của bạn, yêu mến và ủng hộ bạn.

Tập trung vào đổi mới sáng tạo

Đại dịch đã gây ra sự hỗn loạn và tương lai vẫn sẽ như vậy. Các nguồn tài nguyên đang nhanh chóng cạn kiệt hoặc được phân bổ lại, điều này dẫn đến biến động giá cả khi mọi người cùng đấu tranh để sở hữu nguồn nguyên liệu hạn chế. Như đã đề cập ở trên, tính bền vững, thương mại điện tử, sức khỏe thể chất và tinh thần đều là những xu hướng đang phát triển mạnh mẽ mà các doanh nghiệp trong ngành FMCG cần đón đầu. Những điều này thúc đẩy doanh nghiệp phải tập trung vào đổi mới sáng tạo. 

Bất kể là một phương pháp mới, sản phẩm hay kế hoạch mới, doanh nghiệp cần xem xét lại khả năng cải tổ hoạt động và quy trình để thành công trong thị trường khắt khe này. Đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp thực hiện các quy trình hiệu quả hơn. Và trong hầu hết các trường hợp, sẽ giúp sản xuất hàng tiêu dùng chất lượng tốt hơn với nguồn lực như cũ, hoặc ít hơn. Dưới áp lực phải đổi mới sáng tạo, các phòng thí nghiệm sản phẩm có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các mô hình khoa học làm công cụ chủ đạo để thúc đẩy quá trình cải tổ sản phẩm, nghiên cứu ra các thành phần mới.

Nâng cao trình độ tiếng Anh doanh nghiệp

Thông thạo tiếng Anh là một kỹ năng rất được săn đón trong môi trường kinh doanh quốc tế, đặc biệt là sau khi COVID-19 xuất hiện. Trong ngành Hàng tiêu dùng, khi doanh nghiệp và sàn thương mại điện tử thường kinh doanh với quy mô toàn cầu, tiếng Anh trở thành một trong những ngôn ngữ phổ biến được sử dụng để giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Hãy nâng cao trình độ tiếng Anh doanh nghiệp tiêu dùng nhanh để vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ, và truyền cảm hứng để nhân viên cung cấp thông tin rõ ràng hơn cho khách hàng. Những nỗ lực phục vụ khách hàng ở hiện tại sẽ chuyển hóa thành doanh thu trong tương lai, và giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Thông qua tiếng Anh, doanh nghiệp sẽ bước tới gần hơn với khách hàng của mình. 

Hơn nữa, bằng cách đầu tư vào việc đào tạo tiếng Anh doanh nghiệp, công ty cũng đang đóng góp một phần vào tính bền vững của nhân lực. Và như đã đề cập trước đó, đây có thể là một yếu tố hấp dẫn người tiêu dùng ủng hộ thương hiệu.

Nâng tầm tiếng Anh doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng và ELSA có thể hỗ trợ như thế nào

Tại ELSA, chúng tôi tin tưởng rằng nhân viên, đặc biệt là những người trực tiếp tương tác với khách hàng, là một trong những phần quan trọng nhất của doanh nghiệp.  Vì thế, chúng tôi muốn hỗ trợ ngành Hàng tiêu dùng bằng cách hỗ trợ đào tạo tiếng Anh doanh nghiệp.

Khi tiếng Anh cho ngành hàng tiêu dùng nhanh là một khía cạnh quan trọng để chuẩn bị cho doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ trong 2022, ELSA có những gì công ty cần để đào tạo tiếng Anh doanh nghiệp. Nhờ công nghệ AI độc quyền giúp người học dễ dàng phát triển kỹ năng tiếng Anh, ứng dụng ELSA Speak của chúng tôi đã và đang được nhiều doanh nghiệp ưa thích sử dụng. Nó bao gồm một loạt các kỹ năng tiếng Anh như Nghe, Đọc, Phát âm và Nói, Ngữ pháp và Từ vựng, được soạn bởi các chuyên gia ngôn ngữ của ELSA.

Ứng dụng này cũng có thể tạo nội dung học tập được thiết kế riêng để phát triển kỹ năng tiếng Anh cho doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng và các phân ngành nhỏ nói riêng, cho phép nhân viên chuẩn bị tốt hơn để ứng xử với các tình huống đặc thù trong công việc. Hãy nâng cấp tiếng Anh doanh nghiệp của nhân viên chỉ trong vòng 3 tháng, và chứng kiến chất lượng dịch vụ mà nhân viên mang lại trở nên tốt hơn nhanh chóng, đặc biệt là với khách hàng quốc tế.

Bên cạnh đó, tính năng Bảng điều khiển ELSA (ELSA Dashboard) bao gồm các công cụ quản lý tổng quan, cho phép các công ty xem xét, phân tích và tính toán ROI cũng như hiệu quả đầu tư. Sự đánh giá liền mạch này sẽ giúp bộ phận Nhân sự loại bỏ công việc phân tích tốn kém thời gian, cho phép các doanh nghiệp tập trung vào những gì quan trọng nhất: sản phẩm và dịch vụ, thay vì lãng phí thời gian để lập kế hoạch và phát triển các chương trình huấn luyện tiếng Anh doanh nghiệp cho nhân viên.

Với ELSA, hãy trao quyền cho nhân viên phát triển kỹ năng tiếng Anh để khách hàng cảm thấy hài lòng hơn.

Tìm hiểu thêm các giải pháp đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng tại đây

Nguồn:

  1. Consumer Goods Technology, “5 CPG & Retail Industry Predictions for 2022”, (5 dự đoán về CPG & Ngành bán lẻ trong 2022), 12/2021 
  2. BloombergQuint, “Key Trends That Will Shape The Consumer Goods Sector”, (Các xu hướng chính sẽ định hình ngành Hàng tiêu dùng), 9/2021 
  3. Business Standard, “FMCG players expect better growth, lesser inflationary pressure in 2022”, (Các doanh nghiệp FMCG kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn, giảm áp lực lạm phát vào năm 2022), 12/2021 
  4. UNCTAD, “How COVID-19 triggered the digital and e-commerce turning point”, (COVID-19 đã tạo ra bước ngoặt kỹ thuật số và thương mại điện tử như thế nào), 3/2021 
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
RELATED POSTS
<strong>Hướng dẫn trả lời email nhận việc bằng tiếng Anh ấn tượng nhất</strong>

Hướng dẫn trả lời email nhận việc bằng tiếng Anh ấn tượng nhất

Mục lục hiện 1. Vì sao cần trả lời email nhận việc bằng tiếng Anh? 2. Cách viết email nhận việc bằng tiếng Anh đúng chuẩn, chuyên nghiệp 3. Cách viết tiêu đề – Subject line 4. Cách viết nội dung email 5. Mẫu trả lời email nhận việc bằng tiếng Anh hay, ấn tượng […]

<strong>Cách viết các kỹ năng trong CV tiếng Anh đúng chuẩn, bạn đã biết?</strong>

Cách viết các kỹ năng trong CV tiếng Anh đúng chuẩn, bạn đã biết?

Mục lục hiện 1. Tầm quan trọng của các kỹ năng trong CV tiếng Anh 2. Cách viết tên các kỹ năng trong CV tiếng Anh 3. Các kỹ năng mềm bằng tiếng Anh 4. Các kỹ năng cứng bằng tiếng Anh 5. Mẹo viết kỹ năng trong CV tiếng Anh hay 6. Chọn kỹ […]

70+ mẫu câu hội thoại/đàm thoại tiếng Anh thông dụng

70+ mẫu câu hội thoại/đàm thoại tiếng Anh thông dụng

Mục lục hiện 1. Cách tự học đàm thoại tiếng Anh tại nhà 2. Những mẫu câu đàm thoại tiếng Anh thường ngày trong giao tiếp 3. Lesson 1. Where are you from? – Bạn đến từ đâu? 4. Lesson 2. Do you speak English? – Bạn có nói được tiếng Anh không? 5. Lesson […]

ELSA Pro trọn đời
ELSA Pro trọn đời

Giá gốc: 10,995,000 VND

2,195,000 VND

Nhập mã VNAP24LT giảm thêm 350K

Mua ngay
ELSA Pro 1 năm
ELSA Pro 1 năm

Giá gốc: 1,095,000 VND

985,000 VND

Nhập mã OP30 giảm thêm 30K

Mua ngay
Giảm 86% gói ELSA Pro trọn đời
PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com