Bí quyết tự học giao tiếp tiếng Anh cho người mới từ con số 0
Tự học giao tiếp tiếng Anh phải có phương pháp học phù hợp mới mang lại hiệu quả. Để giao tiếp tiếng Anh tốt, bạn cần phải có những gì? Cùng ELSA Speak khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Vượt qua nỗi sợ hãi khi nghe tiếng Anh
Kỹ năng nghe là một trong 3 kỹ năng (2 kỹ năng còn lại là phát âm và nói) quyết định thành hay bại trong giao tiếp. Học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu trước tiên phải nghe đầu tiên và được đầu tư trong thời gian dài và kiên trì.
Kiểm tra phát âm với bài tập sau:
Rất nhiều trường hợp luyện nghe nhiều nhưng lại không thu lại kết quả tốt bởi có nhiều yếu tố tác động, trong đó phổ biến nhất:
- Lựa chọn sai giáo trình so với năng lực bản thân vốn có. Hoặc là quá dễ so với trình độ khiến nhàm chán. Hoặc quá khó dẫn đến không kiên trì học tiếp.
- Đốt cháy giai đoạn. Học quá nhanh nhưng lại không sâu khiến nghe “tiếng được tiếng mất”.
Yêu cầu đặt ra ngay lúc này, làm thế nào để khắc phục 2 nguyên nhân trên để có kết quả nghe tốt nhất? Bạn có thể tham khảo các giải pháp sau:
- Đánh giá khả năng nghe của bạn. Có rất nhiều cách để xác định được mức nghe của bạn. Tuy nhiên, ELSA Speak khuyến khích bạn cần có một người bạn đồng hành có đủ năng lực nhận xét. Có thể là giáo viên dạy tiếng Anh, các app làm bài test kiểm tra (ELSA Speak là một ví dụ).
- Xây dựng lịch trình học nghe hàng ngày và có xác định khoảng thời gian đạt được mục tiêu.
- Lựa chọn các mẩu hội thoại, truyện ngắn có cấu trúc ngữ pháp và từ vựng đơn giản nhất. Sau đó, nâng mức độ khó lên dần.
- Nghe chậm rãi, chậm hơn so với tốc độ tiêu chuẩn. Rèn luyện hàng ngày và tăng tốc độ nghe lên tiêu chuẩn và trên tiêu chuẩn.
- Cuối cùng, tập nghe bản tin, Podcast…
6 cách luyện nói tiếng Anh trôi chảy khi tự học giao tiếp tiếng Anh
Để nói tiếng Anh một cách trôi chảy, lưu loát, bạn thực sự cần một khoảng thời gian dài siêng năng luyện tập. Nhưng đừng vội nản chí, phần mềm ELSA Speak sẽ tiếp sức giúp bạn cách để nói trôi chảy mà không cảm thấy mất hết “dũng khí” ngay sau đây.
1. Hãy xem tiếng Anh như một món “gia vị” hàng ngày mà ở đó, có kiểu mùi vị đặc biệt
Khi bạn học tiếng Anh, bạn thấy có nhiều điều thú vị khi mà ngôn ngữ này không theo một quy tắc nào.
Cùng là từ “read” nhưng lại có cách đọc khác nhau khi chia ở các thì khác nhau.
Thì hiện tại đơn: Read /Ri:d/
Thì quá khứ đơn: Read /Red/
Hoặc “mice” là danh từ số nhiều của Mouse chứ không phải là “Mouses” như quy tắc số nhiều trong danh từ tiếng Anh.
Bạn đừng quá lo lắng với kiểu “bất quy tắc” của tiếng Anh. Vì bạn sẽ gặp thường xuyên. Do đó, hãy tiếp nhận một cách thoải mái và tìm ra phương pháp học nhớ lâu các từ đó nhé!.
2. Đừng xem mình là “học sinh”, hãy xem mình là người tiếp cận ngôn ngữ mới sau tiếng mẹ đẻ
Là “học sinh” bạn sẽ rơi vào trạng thái “bắt phải học”. Tuy nhiên, nếu bạn đặt bản thân đang “tiếp cận một ngôn ngữ mới” và khám phá chúng thì lại vô cùng thú vị. Thái độ đó sẽ quyết định sự khác biệt giữa thành công và thất bại.
Vừa học vừa chơi với tiếng Anh sẽ giúp bạn tiếp cận ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất. Thay vì suy nghĩ bằng tiếng Việt, lúc này bạn nên tập suy nghĩ bằng tiếng Anh. Từ những cấu trúc nói đơn giản nhất đến phức tạp nhất.
3. Câu trả lời luôn nằm trong câu hỏi
Nhiều bạn lúng túng trước câu hỏi của người truy vấn khi mà cả một mớ hỗn độn trong đầu không biết trả lời như thế nào. Bạn sẽ nói va vấp hết chỗ này đến chỗ kia làm người nghe không hiểu bạn đang nói tập trung vào vấn đề nào. Để nói một cách trôi chảy, bạn hãy tập trung vào câu hỏi của người nói. Chính câu trả lời sẽ nằm trong câu hỏi đó.
Ví dụ cấu trúc yes/no question:
- Does he…? > Yes/No, he does.
- Do you …. ? > Yes/No, I do.
4. Nghe rất quan trọng nhưng phải nghe ĐÚNG
Nghe được hết cả nội dung mà người nói rất quan trọng. Nhưng đó chỉ dừng lại ở mức là nghe để biết. Bạn phải nghe theo cách người đó nói như thế nào?
Đó là cách họ nối âm, nuốt âm, ngữ điệu lên xuống và cách nhấn mạnh vào nội dung muốn truyền tải. Do đó, hãy tập dần cách nghe theo giai điệu của người nói sẽ giúp bạn hiểu hết thông điệp đằng sau nội dung đó.
5. Thay vì học từ vựng rời rạc thì hãy theo học theo cụm có nghĩa
Học theo từ vựng rời rạc rất tối nghĩa hoặc nghĩa không đầy đủ. Thay vào đó, bạn hãy học theo cụm để có nghĩa hơn, giúp bạn áp dụng đúng ngữ cảnh.
Ví dụ:
interested >> Be interested in (quan tâm/thích thú về một điều gì đó.)
6. Không ngại sai ngữ pháp khi tự học giao tiếp tiếng Anh
Mục tiêu cao nhất là bạn có thể giao tiếp tiếng Anh trôi chảy khi tự học. Do đó, có một số kỹ năng bạn không nhất thiết quá chú trọng. Trong đó là ngữ pháp. Trong quá trình nói, bạn sẽ gặp nói sai ở một số cấu trúc, nhưng đừng quá lo lắng và muốn sửa ngay lúc đó. Cứ mặc kệ và tiếp tục câu chuyện để nói trôi chảy hơn.
Ngữ pháp sẽ được sửa dần trong quá trình bạn học tập. Chính vì vậy đừng ngại sai ngữ pháp nhé.
Khi tự học giao tiếp tiếng Anh sẽ có muôn vàn khó khăn mà bạn phải đối mặt. Quan trọng nhất vẫn là bạn phải đủ dũng cảm, tự tin và kiên trì học tập.
Với 6 cách giúp bạn nói tiếng Anh một cách trôi chảy hơn trên đây, ELSA Speak hi vọng bạn có thể áp dụng học tập thành công. Cùng theo dõi bản tin ELSA Speak hàng ngày để cập nhật những kiến thức học bổ ích nhé!