Trong bối cảnh “bình thường mới” và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực trở thành “mũi nhọn” tiên phong, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thương trường. Vậy, đào tạo nhân lực là gì? Đâu là phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, toàn diện? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực là hoạt động diễn ra trong khoảng thời gian xác định của một tổ chức, nhằm giúp người lao động nắm rõ về kỹ năng và nghiệp vụ tại vị trí đảm nhận.
Kiểm tra phát âm với bài tập sau:
Ngoài ra, hoạt động này còn giúp đội ngũ nhân viên bổ sung kiến thức còn thiếu để hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, thời gian đào tạo có thể dài hoặc ngắn tùy theo khối lượng kiến thức, kỹ năng cần có ở vị trí làm việc và nhu cầu của doanh nghiệp.
Thị trường kinh doanh luôn biến động, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra chiến lược và giải pháp ứng phó. Đồng thời, xu hướng toàn cầu hóa, phát triển công nghiệp tự động hóa cũng mang lại không ít “rào cản”. Đặc biệt, trong thời kỳ “bình thường mới” và thúc đẩy nền kinh tế sau đại dịch, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra những chiến lược sáng tạo để tái định hình thành công.
Trong bối cảnh này, đào tạo nguồn nhân lực chính là yếu tố “nòng cốt” giúp mọi doanh nghiệp, mọi ngành nghề phát triển. Đào tạo ở đây không chỉ dừng lại ở kỹ năng mềm hay kỹ năng cứng cơ bản, người lao động cần được cập nhật kiến thức mới, về công nghệ, tự động hóa cũng như phương pháp tân tiến để thúc đẩy hiệu suất công việc.
Vậy nên, đào tạo nguồn nhân lực hướng đến mục tiêu chính là tối ưu hóa quy trình làm việc cho nhân viên, nâng cao nền tảng nội lực doanh nghiệp. Khi có nguồn lực con người mạnh, doanh nghiệp mới có thể “đứng vững” và hiện thực hóa mục tiêu tái định hình cũng như những mục tiêu dài hạn.
Vai trò của việc đào tạo nguồn nhân lực
Sau khi nắm rõ khái niệm đào tạo nhân lực là gì, hãy cùng khám phá tầm quan trọng của hoạt động này đối với doanh nghiệp và chính bản thân nhân viên. Cụ thể như sau:
Có thể bạn quan tâm: Giải pháp đào tạo tiếng Anh nhân viên ngân hàng, thúc đẩy hiệu quả doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp
- Tăng tối đa năng suất và hiệu quả trong công việc chung, giúp doanh nghiệp phát triển thành công trong thời kỳ “bình thường mới” và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nâng cao ý thức tự giác của người lao động đối với công việc cần làm.
- Duy trì và nâng cao tính ổn định về chất lượng nguồn lao động trong doanh nghiệp.
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Tạo điều kiện cho người lao động áp dụng khoa học – kỹ thuật vào hoạt động quản lý của doanh nghiệp.
Đối với người lao động
- Tạo mối quan hệ gắn bó giữa doanh nghiệp và người lao động thông qua quá trình đào tạo.
- Giúp người lao động thích ứng với công việc nhanh chóng hơn.
- Tăng tính chuyên nghiệp trong quá trình làm việc cho mỗi nhân sự.
- Đáp ứng tốt nhu cầu được học hỏi và nâng cao trình độ của người lao động.
- Tạo lối tư duy, cách nhìn mới giúp phát huy tính sáng tạo ở mỗi nhân sự.
Nguyên tắc “vàng” để phát triển nguồn nhân lực toàn diện
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách thức đào tạo nguồn nhân lực khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo đội ngũ phát triển toàn diện, dưới đây là những nguyên tắc vàng mà ban lãnh đạo cần ghi nhớ:
- Phát triển toàn diện, đồng đều đội ngũ nhân sự
Để kịp thời đáp ứng những thay đổi của thị trường, phục hồi doanh thu và tiềm lực doanh nghiệp sau đại dịch covid 19, đội ngũ nhân sự phải thường xuyên được trau dồi kỹ năng, kiến thức cần thiết. Đây chính là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp phát triển và bắt kịp thời đại.
Đó cũng là lý do vì sao không ít công ty dành riêng một khoản kinh phí lớn để đào tạo nhân viên, từ các khóa học ngắn hạn đến những chương trình chất lượng từ nước ngoài.
- Tôn trọng “giá trị” của từng nhân viên
Trong doanh nghiệp, dù nhân viên ở vị trí cao hay thấp đều xứng đáng được lắng nghe, phát biểu ý kiến và tạo điều kiện phát triển. Có như vậy doanh nghiệp mới phát triển toàn diện và khai thác hết tiềm năng từ đội ngũ nhân lực hiện có.
- Đào tạo phù hợp với trình độ nhân viên
Mỗi vị trí công việc đều có những đặc thù và yêu cầu riêng. Do đó, khi triển khai các chương trình đào tạo nhân lực, ban quản lý cần xem xét trình độ hiện tại của từng nhân viên và yêu cầu thực tế từ công việc để xây dựng nội dung phù hợp.
Đặc biệt, sau thời kỳ “ngủ đông” vì đại dịch kéo dài, năng lực và trình độ của nhân viên sẽ phần nào thay đổi. Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp “thay máu” với lực lượng lao động mới, thiết lập những chiến lược mới để đứng vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. Vậy nên, việc áp dụng một chương trình đào tạo mẫu cho nhân viên sẽ không mang lại hiệu quả cao, thay vào đó, ban lãnh đạo nên nghiên cứu năng lực đội ngũ nhân sự và đưa ra chiến lược đào tạo thích hợp.
Có thể bạn quan tâm: Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả, đúng chuẩn cho mọi doanh nghiệp
- Lợi ích doanh nghiệp đi đôi với lợi ích nhân viên
Khi phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần kết nối lợi ích của người lao động và tập thể. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững và cân bằng quyền lợi giữa các bên. Lúc này, đội ngũ nhân viên cũng sẽ gắn bó lâu dài hơn, hết mình vì sự phát triển chung của doanh nghiệp. Đây chính là nguồn nội lực mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp sáng tạo để “tái định hình” thành công.
- Chấp nhận chi phí lớn cho việc đào tạo nhân lực
Để phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng, có khả năng đồng hành lâu dài, doanh nghiệp cần bỏ ra một khoản chi phí tương xứng. Điều này không chỉ tạo sự gắn kết mà còn giúp doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng từ đội ngũ hiện có.
Đồng thời, thị trường luôn luôn thay đổi, biến động, việc cập nhật những kiến thức, công nghệ mới là rất cần thiết. Tuy nhiên, để đào tạo những nội dung này, doanh nghiệp cần mời những chuyên gia trong ngành hoặc đầu tư cho nhân viên đi học tập, điều này sẽ tiêu tốn không ít chi phí. Vậy nên, để phát triển bền vững, ban lãnh đạo phải chấp nhận đánh đổi giữa chi phí và hiệu quả lâu dài.
Có thể bạn quan tâm: Đào tạo kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp trong thời đại 4.0
Phương pháp và chương trình đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả
Hiện nay, các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chia thành hai yếu tố chính là trong công việc và ngoài công việc. Từ cơ sở đó, mỗi doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết kế chương trình cũng như cách thức đào tạo phù hợp cho từng vị trí.
Có thể bạn quan tâm: Các hình thức đào tạo tại doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Đào tạo nhân lực trong công việc
Đây là phương thức đào tạo nhân lực tại nơi làm việc, do các nhân sự lâu năm hoặc cấp trên trực tiếp hướng dẫn. Theo đó, người lao động sẽ được học những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao. Các hình thức đào tạo cho nhân viên trong trường hợp này gồm:
- Phương pháp đào tạo: Chỉ dẫn công việc
Đầu tiên, quản lý sẽ giới thiệu, giải thích về yêu cầu và mục tiêu của từng vị trí nghề nghiệp. Tiếp theo, người lao động sẽ được hướng dẫn chi tiết cách thực hiện và thao tác làm việc. Bằng cách này, nhân viên có thể nhanh chóng nắm bắt được các kỹ năng cần thiết thông qua quan sát thực tế và thực hành dưới sự hướng dẫn của người dạy.
Phương pháp này được đông đảo doanh nghiệp áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Theo đó, người hướng dẫn sẽ trực tiếp đo lường hiệu suất, năng lực của nhân viên, đồng thời “theo sát” nhân viên để kịp thời đưa ra phản hồi, góp ý. Đặc biệt, trong thời kỳ “bình thường mới”, mọi doanh nghiệp trở lại làm trực tiếp, phương pháp này sẽ đẩy nhanh quá trình đào tạo, giúp đội ngũ nhân sự sớm “bắt nhịp” với chiến lược mới.
- Phương pháp đào tạo: Học nghề
Hình thức này sẽ bắt đầu bằng việc học lý thuyết trước, thông qua các giáo trình đào tạo nhân lực. Sau đó, học viên sẽ được đưa đến nơi làm việc để thực hành theo thời gian quy định cho đến khi thành thạo tất cả các kỹ năng.
- Phương pháp đào tạo: Kèm cặp
Hình thức này thường áp dụng cho các nhân sự ở cấp quản lý để có thể phát triển đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại và tương lai. Theo đó, nhân viên sẽ được kèm cặp bởi một người quản lý ở cấp cao hơn, một lãnh đạo hoặc một cố vấn có kinh nghiệm.
- Phương pháp đào tạo: Luân chuyển vị trí
Người lao động sẽ được luân chuyển qua nhiều vị trí khác nhau để nắm bắt đầy đủ kỹ năng và kiến thức ở các bộ phận trong tổ chức. Điều này có thể giúp họ đảm nhận được những vị trí cao hơn trong tương lai.
Đào tạo nhân sự ngoài công việc
Đây là hình thức đào tạo tách rời hoàn toàn với công việc thực tế. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức đào tạo nhân sự sau:
- Phương thức đào tạo: Mở các lớp đào tạo bên ngoài
Với những nghề nghiệp có tính chất phức tạp, việc kèm cặp và hướng dẫn không thể đáp ứng đủ chất lượng và số lượng nhân viên tham sự. Lúc này, bạn lãnh đạo có thể lựa chọn phương án là mở lớp đào tạo bên ngoài.
Cụ thể, chương trình này sẽ bao gồm cả 2 phần lý thuyết và thực hành do các nhân sự trong doanh nghiệp hướng dẫn. Phần lý thuyết sẽ được giảng dạy tập trung cho kỹ sư, cán bộ phụ trách, ngược lại, phần thực hành do công nhân lành nghề trực tiếp chỉ dạy tại xưởng. Phương thức này chủ yếu sử dụng cho lực lượng nhân công sản xuất hoặc bộ phận kỹ thuật.
- Phương thức đào tạo: Tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận
Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi tọa đàm trực tiếp tại công ty hoặc kết hợp với đơn vị bên ngoài để truyền đạt kiến thức cần thiết đến đội ngũ nhân viên. Phương thức này rất phù hợp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đồng thời tiếp nhận kinh nghiệm từ ban lãnh đạo và các chuyên gia để nhân viên có thêm động lực làm việc.
- Phương thức đào tạo: Cử người đi học lớp đào tạo chính quy
Nếu không đủ điều kiện mở lớp đào tạo hoặc tọa đàm, doanh nghiệp có thể gửi nhân sự đến học tại lớp đào tạo chính quy do các Bộ, Ngành hoặc Trung ương tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định. Hình thức này khá tốn kém về thời gian và kinh phí nên thường áp dụng cho các vị trí chuyên môn hoặc cấp bậc quản lý.
- Phương thức đào tạo: Ứng dụng công nghệ để phát triển nguồn nhân lực
Nếu muốn phát triển đội ngũ nhân sự toàn diện, đồng đều và tiết kiệm thời gian, doanh nghiệp có thể lựa chọn các ứng dụng công nghệ. Những phần mềm thông minh này sẽ giúp ban quản lý nắm rõ mức độ tiếp nhận kiến thức của nhân viên, giảm thiểu tối đa ngân sách dành cho việc đào tạo.
Một trong những ví dụ về đào tạo nhân lực của hình thức này là chương trình bồi dưỡng tiếng Anh dành cho người lao động. Bởi lẽ nhiều doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của việc đào tạo tiếng Anh cho nhân viên trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.
Tuy nhiên, thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn đội ngũ chuyên môn để đào tạo một cách bài bản, hiệu quả. Trong khi đó, việc thuê trung tâm hoặc giáo viên ngoài rất khó để sắp xếp thời gian, hơn nữa cũng tốn kém không ít chi phí.
Đó là lý do ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn ELSA Speak để nâng cao trình độ tiếng Anh cho đội ngũ nhân sự của mình. Đây là ứng dụng học tiếng Anh được thiết kế chuyên biệt để nâng cao kỹ năng nói và giao tiếp cho đội ngũ nhân viên.
Chương trình tiếng Anh doanh nghiệp của ELSA Speak cung cấp hơn 25,000 bài luyện nói cho nhân viên, với đầy đủ kỹ năng: Phát âm, nhấn âm, ngữ điệu. Đồng thời, đội ngũ nhân sự sẽ được học hơn 192 chủ đề, từ tiếng Anh thương mại đến hội thoại thông thường. Đặc biệt, các chủ đề đều được thiết kế dành cho doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như: Tiếng Anh trong phỏng vấn, công tác, giao tiếp tiếng Anh doanh nghiệp ngành dịch vụ, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin,…
Nhờ vậy, đội ngũ nhân sự có thể nâng cao trình độ tiếng Anh giao tiếp một cách toàn diện. Tất cả bài học đều được truy cập dễ dàng từ điện thoại, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đào tạo nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, ELSA Speak sẽ thiết kế lộ trình học tập dành riêng cho từng đơn vị kinh doanh, phù hợp với đặc thù của các bộ phận như nhân sự, bán hàng tiếp thị, sản xuất, chăm sóc khách hàng,… Từ đó, đội ngũ nhân viên có thể ứng dụng thực tế trong quá trình làm việc thực tiễn.
Đặc biệt, ELSA Speak đã phát triển tính năng ELSA Dashboard dành riêng cho doanh nghiệp, giúp ban quản lý có thể dễ dàng cập nhật và theo dõi thường xuyên tiến độ cũng như kết quả học tập của từng cá nhân, phòng ban và toàn thể công ty.
Ngoài ra, ứng dụng ELSA Speak còn cung cấp hệ thống kiểm tra năng lực ngoại ngữ, giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá quá trình đào tạo hoặc hỗ trợ cho quá trình tuyển dụng về sau. Có thể nói, đây chính là giải pháp nâng cao trình độ tiếng Anh hiệu quả cho hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.
Có thể bạn quan tâm: Đào tạo & Dạy tiếng Anh cho doanh nghiệp cùng ứng dụng ELSA Speak
Kết luận
Thông qua những chia sẻ trên, hy vọng quý doanh nghiệp có thể phần nào hiểu được đào tạo nhân lực là gì, đồng thời tìm ra cách thức triển khai hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp hiệu quả, phù hợp. Dù lựa chọn phương thức nào đi nữa, hãy luôn nhớ rằng nguồn nhân lực chính là yếu tố cốt lõi trong sự phát triển của một tổ chức. Do đó, hãy dành sự quan tâm đúng mức về vấn đề này để doanh nghiệp của bạn những bước tiến vượt bậc trong tương lai.
Ngoài ra, để nâng cao trình độ ngoại ngữ giúp đội ngũ nhân viên tự tin giao tiếp, ban lãnh đạo có thể đăng ký chương trình đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp của ELSA Speak để trải nghiệm ngay hôm nay!
Đào tạo nhân lực là hoạt động diễn ra trong khoảng thời gian xác định của một tổ chức, nhằm giúp người lao động nắm rõ về kỹ năng và nghiệp vụ tại vị trí đảm nhận.
Giúp người lao động hiểu rõ vị trí và quy trình làm việc, từ đó thúc đẩy hiệu suất của doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận và củng cố vị thế trên thị trường.