“You are welcome” – câu nói tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều sắc thái khác nhau trong tiếng Anh. Liệu bạn đã sử dụng câu này một cách đúng ngữ cảnh? Hãy cùng ELSA Speak tìm hiểu những cách diễn đạt thay thế và những tình huống giao tiếp phù hợp để câu nói của bạn trở nên tự nhiên và lịch sự hơn.
You are welcome là gì?
“You are welcome” là một cụm từ đa nghĩa trong tiếng Anh và có nhiều cách dịch tương đương trong tiếng Việt. “Không có gì đâu.” – Đây là câu trả lời phổ biến nhất, thể hiện sự khiêm tốn và không muốn làm quá lên việc giúp đỡ. Việc lựa chọn cách diễn đạt phù hợp sẽ giúp bạn giao tiếp tự nhiên và hiệu quả hơn.
Kiểm tra phát âm với bài tập sau:
Cách phát âm: /jʊə(r)/ /ˈwelkəm/
Đối với cụm You’re welcome, người nói có thể vận dụng trong 6 tình huống giao tiếp hằng ngày sau:
- Dùng để đáp lại lời cảm ơn.
- Dùng để nói ngay sau khi giúp đỡ người khác.
- Dùng để thể hiện sự khó chịu hoặc tránh rườm rà lễ nghĩa khi làm việc tốt.
- Dùng để cho phép ai làm việc gì.
- Dùng khi chia sẻ một thông tin quan trọng với người đối diện.
- Dùng khi khoe về một điều gì đó (chỉ khuyên dùng giữa bạn bè thân thiết với nhau).
Cách sử dụng You are welcome
Khi đáp lại lời cảm ơn
Nghĩa đơn giản nhất của cụm câu You’re welcome! có nghĩa là “Không có gì đâu” hoặc “Không sao đâu”. Tầng nghĩa này vô cùng thông dụng trong tiếng Anh giao tiếp và được sử dụng để trả lời một cách lịch sự những câu cảm ơn từ người đối diện.
Ví dụ:
A: “Thank you for helping me” – B: “You’re welcome”
A: “Cảm ơn vì đã giúp đỡ tôi” – B: “Không có gì đâu”
A: “That is very kind of you to help me out” – B: “You’re welcome”
A: “Bạn thật sự rất tử tế khi đã giúp đỡ tôi” – B: “Không sao đâu”
Nói ngay sau khi giúp đỡ người khác
Trong trường hợp này, người nói sẽ chủ động sử dụng “You’re welcome” ngay sau khi giúp đỡ người khác, nhằm tạo bầu không khí thoải mái và khuyến khích người đối diện không ngần ngại khi nhận sự giúp đỡ.
Ngoài ra, cách sử dụng này cũng thể hiện rằng người nói chỉ giúp đỡ vì cảm thấy muốn chứ không phải để nhận lời cảm ơn hoặc ngưỡng mộ của người đối diện. Do đó, nếu sử dụng đúng cách cùng với một hành động tử tế, đây sẽ là một cách để lấy điểm cộng lớn trong mắt người đối diện.
Ví dụ 1:
B: “I saw you forget your notebooks on the table so I brought them here for you! You’re welcome anyway.”
B: “Tôi thấy bạn để quên tập ở trên bàn nên tôi mang đến đây cho bạn luôn! À không có gì đâu.”
Ví dụ 2:
B: “I thought you might want some coffee so I bought a cup for you too. And you’re very welcome”
B: “Tôi nghĩ rằng có thể bạn cũng muốn uống cà phê nên tôi mua cho bạn một ly luôn. Bạn không cần cảm ơn tôi đâu”
Ở một tình huống khác, việc nói You’re welcome sau khi giúp đỡ người khác có thể hiểu là nhắc khéo người đối diện rằng họ quên cảm ơn.
Ví dụ:
B: “Here is your pencil case! I saw you drop it over there when you left”
A: “Ahh yes, that is mine”
A: *About to leave*
B: “You’re welcome!
A: “Oh I’m sorry, of course, thank you so much!”
B: “Hộp bút của bạn đây! Tôi thấy bạn đánh rơi nó ở đằng kia khi bạn rời đi”
A: “Ahh đúng rồi, đó là hộp bút của tôi”
A: *Chuẩn bị rời đi*
B: “Bạn không cần phải cảm ơn tôi đâu!”
A: “Oh tôi xin lỗi, đúng rồi, cảm ơn bạn nhiều lắm!”
Cho phép ai đó làm việc gì
Cấu trúc “You’re welcome to + do something” thường được sử dụng trong các tình huống xã giao, khi muốn mời ai đó tham gia vào một hoạt động nào đó. Lúc này, câu nói mang nghĩa là “Bạn có thể thoải mái làm điều gì đó” hoặc “Bạn cứ tự nhiên làm điều gì đó”. Câu này thường được dùng khi người nói chào đón một người mới tới một nơi nào đó và muốn giúp họ cảm thấy thoải mái hơn.
Ví dụ 1:
B: “I know you are a new student so you’re very welcome to ask me questions anytime.”
B: “Tôi biết bạn là học sinh mới nên bạn cứ thoải mái hỏi tôi bất kì lúc nào.”
Ví dụ 2:
B: “Ahh… make yourself at home – you’re welcome to do anything you like here”
B: “Ahh… thoải mái đi – bạn cứ thoải mái làm bất kì điều gì bạn thích ở đây”
Ví dụ 3:
A: “Can I call you later to talk about the assignment?”
B: “Sure, you’re welcome to call me anytime as long as it is no later than 10 PM”
A: “Tí nữa tôi có thể gọi bạn để nói về bài tập không?”
B:”Được chứ, bạn cứ thoải mái gọi tôi miễn rằng đừng trễ hơn 10 giờ tối”.
Thể hiện sự khó chịu khi làm việc tốt hoặc tránh rườm rà lễ nghĩa
Ngoài ra, trong một số trường hợp, “You’re welcome” cũng được sử dụng khi người nói cảm thấy không thoải mái hoặc đang vội. Có thể họ đang cố gắng kết thúc cuộc trò chuyện một cách lịch sự vì cảm thấy phiền hà với yêu cầu của người khác, hoặc đơn giản là họ đang vội và không muốn kéo dài cuộc nói chuyện.
Ví dụ 1:
A: “What’s wrong with the door? Why can’t I open it? Hm.. let me see if there is anything else I can do.”
B: *Steps in and helps open the door, being quite annoyed*
B: “You’re welcome!”
A: “Cánh cửa bị làm sao vậy ta? Sao mình không mở được vậy? Hm.. để xem thử coi còn cách nào mở được nữa không.”
B: *Bước vào và tự động giúp mở cửa khá khó chịu*
B: “Không cần cảm ơn!”
Ví dụ 2:
A: *Hurrying to somewhere and sees someone drop their folders*
B: *Stops to pick it up for them and say “You’re welcome”*
B: *Leaves that person and continues to hurry*
A: *Vội đi đâu đó và làm rớt hồ sơ tài liệu*
B: *Dừng lại để nhặt phụ lên và nói “Không cần cảm ơn”*
B: *Sau đó vội vã rời đi và tiếp tục công việc của mình*
Chia sẻ thông tin quan trọng
Ngoài những trường hợp trên, người bản ngữ còn thường sử dụng “You’re welcome” sau khi chia sẻ thông tin hữu ích với người khác. Điều này giống như một cách để khẳng định rằng họ đã làm hết sức mình để giúp đỡ. Khi cung cấp thông tin, việc nói thêm “You’re welcome” giúp cho cuộc trò chuyện trở nên trôi chảy và tự nhiên hơn.
Ví dụ 1:
“I heard from different sources that Cindy tried to trash you behind your back”
“You’re welcome!
“Tôi có nghe một số nguồn khác nhau nói rằng Cindy đang nói xấu bạn sau lưng bạn đó”
“Khỏi cần cảm ơn tôi!”.
Ví dụ 2:
“Don’t forget we are going to have an exam tomorrow”
“You’re welcome”
“Đừng quên rằng ngày mai tụi mình sẽ có bài kiểm tra nhé”
“Không cần cảm ơn đâu”.
Khi khoe một việc gì đó với bạn thân
Việc sử dụng “You’re welcome” để khoe khoang chỉ phù hợp trong những tình huống không quá nghiêm túc và giữa những người bạn thân thiết. Khi sử dụng “You’re welcome” để khoe khoang, giọng điệu và cách nói cũng rất quan trọng. Một giọng điệu tự tin và hài hước có thể tạo ra hiệu quả tốt, nhưng nếu quá tự cao tự đại sẽ gây phản cảm.
Nếu sử dụng trong các tình huống trang trọng hoặc với người mới quen, điều này có thể gây ra hiểu lầm và khiến người nghe cảm thấy không thoải mái.
Phân biệt You are welcome và Welcome
Khi bắt đầu làm quen với tiếng Anh, nhiều người thường gặp khó khăn trong việc phân biệt các cụm từ có từ vựng tương tự nhau. Một ví dụ điển hình là sự nhầm lẫn giữa “You’re welcome” và “Welcome”. Cả hai cụm từ này đều được sử dụng trong các tình huống giao tiếp, nhưng lại mang những ý nghĩa và ngữ cảnh sử dụng khác nhau.
Đối với “Welcome”, chữ này có nghĩa là “Bạn được chào mừng ở đây” hoặc “Chào mừng bạn đến nơi này”. Cụ thể hơn, mục đích sử dụng “Welcome” thường sẽ là bởi những người chủ nhà hoặc người sống lâu năm ở một nơi chốn nào đó, dùng để chào mừng một cá nhân hoặc một tập thể đến với nơi này. Ngoài ra, cụm từ “Come in!” cũng có thể dùng thay thế cho “Welcome” trong những trường hợp tương tự với một cảm giác thân mật hơn.
Để phân biệt rõ hơn giữa “Welcome” và “You’re welcome”, chúng ta có thể so sánh qua bảng sau:
Cụm từ | Ý nghĩa | Cách sử dụng |
Welcome | Chào mừng | Dùng để chào đón ai đó đến một nơi nào đó |
You’re welcome | Không có gì đâu | Dùng để đáp lại lời cảm ơn |
Ví dụ 1:
“Hi Mary, long time no see. Is this your house?”
“Yes it is, welcome,….. welcome!!”
“Chào Mary, lâu quá không gặp. Nhà này của bạn hả?”
“Ừa đúng rồi, mời vào,….. mời vào!!”
Ví dụ 2:
“Hi June, long time no see. Your house is gorgeous by the way!”
“Good to see you again! Come in,…. come in!”
“Chào June, lâu quá không gặp. Nhà của cậu đẹp quá!”
“Cuối cùng cũng gặp lại cậu! Mời vào,….. mời vào!!”
Phân biệt You are welcome và My pleasure
“ You are welcome” được sử dụng trong hầu hết các tình huống giao tiếp hàng ngày, với bạn bè, người thân, đồng nghiệp,…Đây là câu trả lời phổ biến nhất và lịch sự nhất khi ai đó cảm ơn bạn. Nó cho thấy bạn không coi việc giúp đỡ là một vấn đề lớn và sẵn lòng giúp đỡ bất cứ lúc nào.
Cụm từ “ my pleasure” được sử dụng trong các tình huống trang trọng hơn, khi bạn muốn tạo ấn tượng tốt hoặc muốn thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Câu này thể hiện rằng bạn rất vui khi được giúp đỡ và sẵn lòng làm mọi thứ để giúp người khác. Nó tạo ra một cảm giác tích cực và thân thiện hơn.
Đặc điểm | You’re welcome | My pleasure |
Nghĩa cơ bản | Không có gì, cứ tự nhiên | Rất vui lòng |
Sắc thái | Khiêm tốn, lịch sự, thông dụng | Nhiệt tình, thích thú, trang trọng hơn |
Tình huống sử dụng | Hầu hết các tình huống giao tiếp | Tình huống trang trọng, muốn nhấn mạnh sự nhiệt tình |
Cảm xúc truyền tải | Thể hiện sự sẵn lòng giúp đỡ một cách bình thường | Thể hiện sự vui mừng khi được giúp đỡ |
Ví dụ | Bạn giúp bạn bè một việc nhỏ: “You’re welcome” | Bạn giúp sếp hoàn thành một dự án quan trọng: “My pleasure” |
Một số cách nói khác của You are welcome
Giống như bất kỳ cụm từ nào, điều quan trọng là nhớ rằng những cách thay thế này có thể ngụ ý một tông giọng trang trọng hoặc không trang trọng hơn. Vì vậy, bạn sẽ muốn cân nhắc đối tượng của mình khi chọn cách nói “không có gì” theo những cách khác nhau.
No problem / No worries: Những cụm từ này được dùng để thừa nhận lời cảm ơn của người khác và ngụ ý rằng hành động của bạn không phải là một vấn đề lớn và không gây phiền hà gì.
Ví dụ:
Chatting with a close colleague or friend.
“Thanks for dropping off the HDMI cable for my presentation. I’d have been lost without it!”
“No worries!”
Trò chuyện với một đồng nghiệp hoặc bạn thân:
“Cảm ơn vì đã mang cáp HDMI đến cho buổi thuyết trình của tôi. Mình đã hoàn toàn mất phương hướng nếu không có nó!”
“Không có gì đâu!”
My pleasure: Cụm từ này lịch sự và chuyên nghiệp, thể hiện rằng bạn rất vui khi được giúp đỡ.
Ví dụ:
Emailing with your manager about a project they assigned to you.
“I really appreciate your efforts in getting this project to the finish line.”
“My pleasure.”
Gửi email cho quản lý về một dự án họ giao cho bạn:
“Tôi thực sự đánh giá cao những nỗ lực của bạn trong việc hoàn thành dự án này.”
“Rất vui lòng.”
Happy to help: Cụm từ này thể hiện tinh thần đồng đội. Nó tương tự như “my pleasure” nhưng mang tính chất không chính thức hơn.
Ví dụ:
Responding to your manager about filling a volunteer spot for the end-of-year company party.
“Thanks for volunteering to help organize this!”
“Happy to help!”
Trả lời quản lý về việc tình nguyện tham gia vào buổi tiệc cuối năm của công ty:
“Cảm ơn bạn đã tình nguyện giúp tổ chức sự kiện này!”
“Rất vui lòng giúp đỡ!”
Let me know anytime I can help: Nếu bạn muốn làm rõ rằng bạn sẵn lòng giúp đỡ trong tương lai, cụm từ này là một lựa chọn hữu ích khác để đáp lại lời cảm ơn của ai đó.
Ví dụ:
Talking to your boss or a higher-up whom you want to impress.
“Thanks for stepping up to take on this assignment. I really appreciate it!”
“Let me know anytime I can help. I’m always looking for more ways to grow my skills and take on more leadership positions.”
Nói chuyện với sếp hoặc cấp trên mà bạn muốn gây ấn tượng:
“Cảm ơn vì đã nhận nhiệm vụ này. Tôi thực sự đánh giá cao điều đó!”
“Hãy cho tôi biết bất cứ lúc nào tôi có thể giúp đỡ. Tôi luôn tìm kiếm những cách để phát triển kỹ năng và đảm nhận nhiều vị trí lãnh đạo hơn.”
Just returning the favor: Cụm từ này đặc biệt hữu ích trong các mối quan hệ qua lại, chẳng hạn như giữa các đồng nghiệp không thường xuyên làm việc cùng nhau. Nó để ngỏ khả năng bạn cần nhờ giúp đỡ với điều gì đó trong tương lai.
Ví dụ:
Messaging a colleague you occasionally collaborate with.
“Thanks so much for providing these specs ahead of the deadline. It really helps!”
“Just returning the favor.”
Nhắn tin cho một đồng nghiệp mà bạn thỉnh thoảng hợp tác:
“Cảm ơn rất nhiều vì đã cung cấp thông số kỹ thuật trước hạn. Điều này thực sự hữu ích!”
“Chỉ là trả ơn thôi.”
No thanks necessary: Cụm từ này hoạt động tốt trong những tình huống mà bạn đang làm điều gì đó thuộc về mô tả công việc của mình.
Ví dụ:
Talking to an acquaintance about a party they organized.
“Thanks again for bringing the appetizers!”
“No thanks necessary.”
Nói chuyện với một người quen về một bữa tiệc mà họ tổ chức:
“Cảm ơn lần nữa vì đã mang đồ ăn khai vị!”
“Không cần cảm ơn đâu.”
I’m sure you’d do the same for me: Cụm từ này cho thấy bạn nhận ra rằng người kia sẽ hành động tương tự nếu vị trí của hai người đảo ngược. Nó hơi nghiêng về phía trang trọng hơn, mặc dù nó có thể được sử dụng trong một môi trường không chuyên nghiệp.
Ví dụ:
Talking to a former colleague that you consider to be a friend but don’t speak to regularly.
“Thank you so much for helping me find this new job.”
“I’m sure you’d do the same for me.”
Nói chuyện với một cựu đồng nghiệp mà bạn coi là bạn nhưng không thường xuyên liên lạc:
“Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã giúp tôi tìm được công việc mới.”
“Tôi chắc chắn bạn cũng sẽ làm như vậy cho tôi.”
Một số đoạn hội thoại sử dụng You are welcome
Ví dụ 1: Đáp lại lời cảm ơn.
A: “Hey Timmy, I just want to let you know that without your help, I wouldn’t have passed the test successfully.”
A: “Này Timmy, tôi chỉ muốn cho bạn biết rằng nếu không có sự giúp đỡ của bạn, tôi sẽ không thể vượt qua bài kiểm tra thành công.”
B: “You’re welcome!”
B: “Không có gì đâu.”
Ví dụ 2: Khi chia sẻ một thông tin quan trọng với người đối diện.
“Remember to finish all the homework because our teacher will check it tomorrow. And you’re welcome.”
“Hãy nhớ hoàn thành tất cả các bài tập về nhà vì giáo viên của tụi mình sẽ kiểm tra bài vào ngày mai. À không cần cảm ơn tui đâu.”
Ví dụ 3: Nói ngay sau khi giúp đỡ người khác.
A: “Here is your missing pen. I found it on the table. You’re welcome.”
A: “Đây là cây bút bạn bị mất. Tôi tìm thấy nó trên bàn. Không có gì đâu.”
Ví dụ 4: Thể hiện sự khó chịu hoặc tránh rườm rà lễ nghĩa khi làm việc tốt.
(Khó chịu): Một ai đó đang ngáng cửa ra vào làm tắt nghẽn cầu thang vì họ phải tìm một món đồ. Người nói đứng ra giúp đỡ và nói “You’re welcome” với cảm xúc khó chịu.
Ví dụ 5: Cho phép ai làm việc gì.
A: “Can I meet you after class to ask about the homework, sir?”
B: “Of course, you’re welcome to have an appointment with me anytime.”
A: “Em có thể gặp thầy sau giờ học để hỏi về bài tập không, thưa thầy?”
B: “Tất nhiên, em có thể có một cuộc hẹn với tôi bất cứ lúc nào.”
Câu hỏi thường gặp
You are welcome dùng khi nào?
You’re welcome” được sử dụng để đáp lại lời cảm ơn của người khác. Tuy nhiên, thay vì lặp lại câu trả lời này quá nhiều lần, bạn có thể làm phong phú vốn từ vựng và tạo ấn tượng tốt hơn bằng cách sử dụng các cách diễn đạt khác nhau như “No worries”, “My pleasure”, “It was nothing”,…
Mỗi cách nói đều mang một sắc thái riêng, giúp bạn thể hiện sự khiêm tốn, nhiệt tình hoặc thậm chí là sự hóm hỉnh tùy theo ngữ cảnh. Việc lựa chọn cách trả lời phù hợp sẽ giúp cuộc trò chuyện trở nên tự nhiên và thân thiện hơn.
“You are welcome” hay “You are very welcome”?
Cả “You’re welcome” và “You’re very welcome” đều đúng và được sử dụng tùy thuộc vào tình huống, tương tự như việc bạn chọn nói “Cảm ơn” hay “Cảm ơn rất nhiều”.
Ví dụ: Nếu ai đó nói “Cảm ơn”, bạn có thể trả lời “You’re welcome”. Nếu ai đó nói “Cảm ơn rất nhiều”, bạn có thể trả lời “You’re very welcome”.
Cách nói thay thế của cụm You are welcome là gì?
Bạn đã bao giờ cảm thấy nhàm chán khi chỉ nói ‘You’re welcome’ để đáp lại lời cảm ơn chưa? Đừng lo, tiếng Anh còn rất nhiều cách diễn đạt khác đa dạng và thú vị hơn thế!
Thay vì lặp đi lặp lại câu trả lời quen thuộc, bạn có thể thử những cách nói sau đây:
- Don’t mention it: (Đừng nhắc đến nữa) – Thể hiện sự khiêm tốn, cho thấy việc bạn giúp đỡ là điều bình thường.
- No worries: (Không có gì đáng lo cả) – Thể hiện sự thoải mái và không muốn người khác cảm thấy áy náy.
- Not a problem: (Không phải vấn đề gì cả) – Tương tự như “No worries”, nhấn mạnh rằng việc giúp đỡ không phải là một gánh nặng.
- My pleasure: (Rất vui lòng) – Thể hiện sự nhiệt tình và sẵn lòng giúp đỡ.
- It was nothing: (Không có gì đáng kể) – Làm giảm tầm quan trọng của việc bạn đã làm.
- I’m happy to help: (Tôi rất vui khi được giúp đỡ) – Nhấn mạnh sự sẵn lòng giúp đỡ của bạn.
- Not at all: (Không hề) – Cách nói ngắn gọn nhưng vẫn lịch sự.
- Sure: (Chắc chắn rồi) – Thể hiện sự đồng ý một cách tự nhiên.
- Anytime: (Bất cứ lúc nào) – Mở ra khả năng giúp đỡ trong tương lai.
Xem thêm:
- Động từ to be là gì? Biến thể và cách dùng to be theo các thì
- Kiến thức về tân ngữ trong tiếng Anh đơn giản, dễ hiểu nhất
- Danh động từ (Gerund) trong tiếng Anh là gì? Cách dùng và bài tập áp dụng
Cụm từ ‘You’re welcome’ không chỉ đơn thuần là một câu trả lời lịch sự sau lời cảm ơn. Tùy thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp, nó có thể được sử dụng để thể hiện nhiều sắc thái khác nhau, từ sự khiêm tốn cho đến cả việc mời gọi hay thậm chí là một chút tự hào.
Tuy nhiên, để tránh gây hiểu nhầm, người nói cần cân nhắc kỹ lưỡng mối quan hệ với người đối diện, đặc biệt khi muốn sử dụng nó để nhấn mạnh một điều gì đó. Đây là một cụm từ vô cùng hữu ích trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày, giúp chúng ta thể hiện sự lịch sự và khéo léo trong các cuộc hội thoại.
Hãy học tập cùng ELSA Speak, các bạn có thể luyện tập phản xạ giao tiếp tự nhiên ứng dụng trong các tình huống học tập và công việc.