Kiến thức về tân ngữ trong tiếng Anh đơn giản, dễ hiểu nhất
Nếu bạn đang học ngữ pháp, các cấu trúc câu hoặc các thì trong tiếng Anh thì chắc hẳn cũng sẽ thắc mắc về tân ngữ (object) là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ các kiến thức về tân ngữ như cách sử dụng, vị trí và chức năng của tân ngữ trong câu tiếng Anh.
Tân ngữ trong tiếng Anh là gì?
Tân ngữ trong tiếng Anh là Object (viết tắt O), là thành phần thuộc vị ngữ thường đứng sau động từ, liên từ hoặc giới từ, nhằm làm rõ ý nghĩa của câu hoặc biểu đạt mối liên kết giữa các tân ngữ với nhau thông qua liên từ. Trong một câu có thể có nhiều tân ngữ và được nằm ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu.
Kiểm tra phát âm với bài tập sau:
Ví dụ: Mary rides a bicycle. (Mary đi xe đạp).
Xem thêm: Liên từ trong tiếng Anh là gì?
Phân loại tân ngữ trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, tùy vào vị trí và ý nghĩa của Object trong câu có thể chia làm 3 loại như sau:
Tân ngữ trực tiếp
Tân ngữ trực tiếp chỉ các đối tượng chịu tác động đầu tiên của hành động. Tân ngữ trực tiếp là đại từ hoặc danh từ chỉ người hoặc vật và có vị trí đứng sau động từ hành động.
Ví dụ: Lily makes a cake for her mom’s birthday. (Lily làm một cái bánh cho sinh nhật mẹ cô ấy).
–> Cái bánh là tân ngữ, được làm ra bởi hành động của Lily
Tân ngữ gián tiếp
Tân ngữ gián tiếp chỉ đối tượng nhận tác động của động từ một cách gián tiếp, phải thông qua một đối tượng trực tiếp thực hiện hành động trước đó. Tân ngữ gián tiếp có thể là đại từ hoặc danh từ chỉ người hoặc vật. Thông thường tân ngữ gián tiếp đứng sau tân ngữ trực tiếp và được ngăn cách bởi một giới từ hoặc không.
Ví dụ: Can I borrow your book? (Tôi có thể mượn sách bạn không?).
–> Câu này có 2 tân ngữ là I và your book, trong đó your book là tân ngữ gián tiếp chịu tác động qua hành động mượn, còn I là tân ngữ trực tiếp.
Tân ngữ của giới từ
Tân ngữ của giới từ là những từ hoặc cụm từ đứng sau một giới từ trong câu.
Ví dụ: The book is on the bookshelf. (Cuốn sách nằm ở trên giá sách).
Xem thêm:
Phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp
Dưới đây là 1 số cách mà bạn có thể áp dụng để phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp:
- Tân ngữ trực tiếp là người hoặc vật nhận tác động đầu tiên của hành động. Còn tân ngữ gián tiếp là người hoặc vật mà hành động xảy ra đối với người hoặc vật đó.
- Nếu trong câu có 2 tân ngữ và giữa 2 tân ngữ này lại không có giới từ nào thì tân ngữ nào đứng trước là tân ngữ gián tiếp, tân ngữ nào đứng sau là tân ngữ trực tiếp.
- Nếu trong câu có 2 tân ngữ và giữa 2 tân ngữ có giới từ ví dụ như “for”, “to” thì tân ngữ đi sau giới từ là tân ngữ gián tiếp, còn tân ngữ đứng trước là tân ngữ trực tiếp.
Các hình thức tân ngữ trong câu
Trong câu, tân ngữ có thể nằm ở các dạng khác nhau như danh từ, động từ nguyên mẫu có to, động từ dạng V-ing, đại từ nhân xưng hoặc mệnh đề.
Tân ngữ là danh từ
Danh từ có thể đóng vai trò là tân ngữ trực tiếp và gián tiếp trong câu.
Ví dụ:
I help my father fix the chair. (Tôi giúp bố sửa cái ghế).
Kids like ice cream very much. (Mấy đứa trẻ rất thích kem).
Tân ngữ là đại từ nhân xưng
Đại từ nhân xưng có hai dạng là đại từ chủ ngữ (subject pronouns) và đại từ tân ngữ (object pronouns).
Đại từ chủ ngữ | Đại từ tân ngữ |
I | Me |
You | You |
He | Him |
She | Her |
It | It |
We | Us |
They | Them |
Ví dụ: I saw her at the library yesterday. (Tôi thấy cô ấy ở thư viện hôm qua).
Tân ngữ là động từ nguyên mẫu có to (To Verb)
Một số trường hợp động từ trong câu được theo bởi một động từ khác ở dạng “to V” thì động từ nguyên mẫu này sẽ được xem là một Object.
Các động từ được theo bởi to V bao gồm: agree, attempt, claim, decide, demand, desire, expect, fail, forget, hesitate, hope, intend, learn, need, offer, plan, prepare, pretend, refuse, seem, strive, tend, want, wish,…
Ví dụ: Nam decides to stay home for a few days. (Nam quyết định ở nhà vài ngày).
Tân ngữ là động từ dạng V-ing
Tương tự như to – V, một số động từ được theo sau bởi động từ khác ở dạng V-ing thì động từ V-ing này được xem là một Object.
Các động từ được theo sau bởi V-ing bao gồm: admit, appreciate, avoid, can’t help, delay, deny, resist, enjoy, finish, miss, postpone, practice, quit, resume, suggest, consider, mind, recall, risk, repeat, resent.
Ví dụ: I consider visiting Da Lat when I have time. (Tôi tính ghé thăm Đà Lạt khi có thời gian).
Xem thêm:
Tân ngữ là một mệnh đề
Không chỉ là một từ hay cụm từ, Object cũng có thể là một mệnh đề.
Ví dụ: She knows how he feels without saying a word. (Cô ấy biết anh ấy cảm nhận như thế nào mà không cần phải nói một lời).
Tân ngữ là tính từ
Tân ngữ có thể đóng vai trò là một tính từ đại diện cho danh từ chỉ tập hợp.
Ví dụ: We must help the poor. (Chúng ta phải giúp đỡ người nghèo.)
Vị trí của tân ngữ trong câu
Vị trí của tân ngữ trong tiếng Anh thường đứng sau động từ, giới từ hoặc liên từ. Trong một câu có thể có một hoặc nhiều tân ngữ khác nhau. Tuy nhiên, tân ngữ chỉ có thể đứng ở giữa hoặc cuối câu (đứng đầu câu là chủ ngữ). Khi trong câu có hai tân ngữ, tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp, thứ tự của chúng sẽ phụ thuộc vào việc có hay không có giới từ đi kèm.
1. Vị trí của tân ngữ khi có giới từ đi kèm
- Vị trí: Tân ngữ trực tiếp + Giới từ + Tân ngữ gián tiếp
- Giới từ phổ biến: to, for, at, with
Ví dụ:
- She makes a cake for me. (Cô ấy làm bánh cho tôi.)
- I gave him a book to read. (Tôi cho anh ấy một quyển sách để đọc.)
2. Vị trí của tân ngữ khi không có giới từ
- Vị trí: Động từ + Tân ngữ trực tiếp + Tân ngữ gián tiếp
Ví dụ: My teacher has given me homework. (Giáo viên của tôi đã giao cho tôi bài tập)
Xem thêm:
Cách sử dụng tân ngữ trong câu bị động
Việc nắm vững kiến thức sẽ giúp bạn dễ dàng chuyển tân ngữ cần nhấn mạnh thành chủ ngữ trong câu bị động mà không bị nhầm lẫn. Để chuyển câu chủ động thành câu bị động trong tiếng Anh, bạn lưu ý những điều sau:
- Xác định tân ngữ cần chuyển trong câu và đưa tân ngữ đó lên đầu câu để làm chủ ngữ.
- Xác định thì trong câu chủ động, sau đó chuyển động từ về thể bị động (be + VpII) tương ứng.
- Lưu ý: Động từ của câu bị động chia ở dạng số ít hay số nhiều phụ thuộc vào chủ ngữ của câu bị động đó.
- Chủ ngữ của câu chủ động được chuyển về cuối câu và thêm “by” phía trước hoặc lược bỏ tùy theo trường hợp.
Ví dụ: Lan makes a lovely birthday cake. (Lan làm một cái bánh sinh nhật đáng yêu).
-> A lovely birthday cake is made by Lan. (Một cái bánh sinh nhật đáng yêu được làm bởi Lan).
Xem thêm:
Bài tập về tân ngữ trong tiếng Anh
Viết lại câu với những từ cho trước, lưu ý đặt đúng vị trí các tân ngữ:
- me / please? / Can you / the salt, / pass
- bedtime. / read / at / a short story / my children / always / I
- for 500US. / me / sell / wants to / My brother / his old car /
- me / get / Could you / a couple of sandwiches / at / the café?
- a better job. / Maybe / will find / the agency / you
- shouldn’t we / them / are visiting, / If you parents / some dinner? / cook
- Could you / this money / Alice? / to / give
- someone else. / I’m sorry / the job / offered / but / we’ve / to
- you / wrote / to / When was / a friend? / a letter / the last time.
- Shall I / some tickets / us? / for / book
Đáp án:
- Can you pass me the salt, please?
- I always read my children a short story at bedtime.
- My brother wants to sell me his old car for 500 USD.
- Could you get me a couple of sandwiches at the café?
- Maybe the agency will find you a better job.
- If your parents are visiting, shouldn’t we cook them some dinner?
- Could you give this money to Alice?
- I’m sorry but we’ve offered the job to someone else.
- When was the last time you wrote a letter to a friend?
- Shall I book some tickets for us?
Dù không phải là kiến thức quá phức tạp nhưng trong một số trường hợp, tân ngữ rất dễ bị nhầm lẫn. Do đó, hãy cố gắng luyện tập thường xuyên và nắm vững kiến thức này để nâng trình tiếng Anh một cách toàn diện nhé!