Câu bị động (Passive Voice): Định nghĩa, cấu trúc và cách dùng

Câu bị động (Passive Voice): Định nghĩa, cấu trúc và cách dùng

Mục lục hiện

Trong quá trình nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, cấu trúc về câu bị động là một phần ngữ pháp quan trọng bạn cần nắm. Tuy nhiên, không ít bạn còn mơ hồ về cách chuyển đổi từ câu chủ động sang dạng bị động hoặc cách chia thì ở dạng câu này. Vậy thì hãy dành ra 10 phút để ôn luyện lại toàn bộ kiến thức câu bị động cùng ELSA Speak nhé!

Câu bị động (passive voice) là gì?

Câu bị động (Passive Voice) là câu mà chủ ngữ là người hoặc vật chịu tác động từ hành động của người hoặc vật khác. Mục đích câu bị động dùng để nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động đó. 

Kiểm tra phát âm với bài tập sau:

{{ sentences[sIndex].text }}
Cải thiện ngay
Click to start recording!
Recording... Click to stop!
loading
Câu chủ động (Active Voice)Câu bị động (Passive Voice)
Chủ ngữ là người hoặc vật thực hiện hành động (ai làm gì)Chủ ngữ là người hoặc vật chịu tác động của hành động (ai bị/được làm gì)

Ví dụ: Câu chủ động: They planted a tree in the garden. (Họ đã trồng một cái cây ở trong vườn.)

=> Câu bị động: A tree was planted in the garden (by them). (Một cái cây được trồng ở trong vườn (bởi họ).

Cấu trúc câu bị động

Cấu trúc chung của câu bị động

Câu chủ độngCâu bị động
S1 + V + OS2 + to be + V3/-ed

Trong đó, động từ “to be” ở câu bị động (passive voice) sẽ được chia dựa trên thì ở câu chủ động và đảm bảo nguyên tắc hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ.

Ví dụ: Câu chủ động: Anne gives Nam a lovely gift. 

=> Câu bị động: Nam is given a lovely gift by Anne.

Trường hợp động từ có 2 tân ngữ, muốn nhấn mạnh tân ngữ nào thì đặt tân ngữ đó làm chủ ngữ. Tuy nhiên, thông thường chủ ngữ của câu bị động là tân ngữ gián tiếp.

Cấu trúc câu bị động
Cấu trúc câu bị động

Chủ ngữ trong câu chủ động là people, they, everyone, someone, anyone

– Nếu chủ ngữ trong câu chủ động là people, they, everyone, someone, anyone… sẽ được lược bỏ khi chuyển thành câu bị động (passive voice).

Ví dụ:

Someone stole my bicycle yesterday. (Ai đó đã lấy trộm xe đạp của tôi hôm qua).

=> My bicycle was stolen yesterday. (Xe đạp của tôi bị lấy trộm hôm qua).

Nếu chủ ngữ là người hoặc vật

  • Trực tiếp gây ra hành động thì chuyển sang câu bị động sẽ dùng “by”.

Ví dụ: Lisa is making a cake. (Lisa đang làm một chiếc bánh). 

=> A cake is being made by Lisa. (Chiếc bánh được làm bởi Lisa).

  • Gián tiếp gây ra hành động thì dùng “with”.

Ví dụ: I open the door with a key. (Tôi mở cái cửa với một chiếc chìa khoá).

=> The door is opened with a key. (Cái cửa được mở bằng một chiếc chìa khoá).

Cách chuyển đổi từ chủ động sang dạng bị động

Để chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định tân ngữ trong câu chủ động để sử dụng làm chủ ngữ trong câu bị động.
  • Bước 2: Xác định thì trong câu chủ động để chuyển động từ về dạng bị động.
  • Bước 3: Chuyển chủ ngữ trong câu chủ động thành tân ngữ và thêm “by” hoặc “with” phía trước. Có thể bỏ qua các tân ngữ không xác định như đề cập ở trên.

Ví dụ: Câu chủ động: She sent his relative a letter. 

=> Câu bị động: A letter was sent to her relative (by her). (Một lá thư được gửi đến người thân của cô ấy (bởi cô ấy)).

Cách chuyển đổi từ chủ động sang dạng bị động
Cách chuyển đổi từ chủ động sang dạng bị động

Cấu trúc câu bị động trong các thì tiếng Anh

Phân loại theo thìCâu chủ độngCâu bị động
Hiện tại đơnS + V(s/es) + OS + am/is/are + V3/-ed
Hiện tại tiếp diễnS + am/is/are + V-ing + OS + am/is/are + being + V3/-ed
Hiện tại hoàn thànhS + have/has + V3/-ed + OS + have/has + been + V3/-ed
Quá khứ đơnS + V2/-ed + OS + was/were + V3/-ed
Quá khứ tiếp diễnS + was/were + V-ing + OS + was/were + being + V3/-ed
Quá khứ hoàn thànhS + had + V3/-ed + OS + had + been + V3/-ed
Tương lai đơnS + will + V-infi + OS + will + be + V3/-ed
Tương lai hoàn thànhS + will + have + V3/-ed + OS + will + have + been + V3/-ed
Tương lai gầnS + am/is/are going to + V-infi + OS + am/is/are going to + be + V3/-ed
Động từ khuyết thiếuS + ĐTKT + V-infi + OS + ĐTKT + be + V3/-ed
Cấu trúc câu bị động trong các thì tiếng Anh
Cấu trúc câu bị động trong các thì tiếng Anh

Ví dụ:

  • Câu chủ động: She reads a book every week. (Cô ấy đọc một cuốn sách mỗi tuần).

=> Câu bị động: A book is read by her every week.

  • Câu chủ động: They had built the house for ages. (Họ đã xây ngôi nhà từ lâu lắm rồi).

=> Câu bị động: The house had been built by them for ages.

Cấu trúc câu bị động ở nhóm thì hiện tại

Câu bị động thì hiện tại đơn

  • Câu chủ động: S + V(s/es) + O
  • Câu bị động: O + am/is/are + V3/ed + (by + S)

Ví dụ: Teacher teaches students. (Giáo viên dạy học sinh.)

=> Students are taught by teacher. (Học sinh được giảng dạy bởi giáo viên.)

Câu bị động thì hiện tại tiếp diễn

  • Câu chủ động: S + am/is/are + V-ing + O
  • Câu bị động: O + am/is/are + being + V3/ed + (by + S)

Ví dụ: He is writing a letter. (Anh ấy đang viết một lá thư.)

=> A letter is being written by him. (Một lá thư đang được anh ấy viết.)

Câu bị động thì hiện tại hoàn thành

  • Câu chủ động: S + have/has + V3/ed + O
  • Câu bị động: O + have/has + been + V3/ed + (by + S)

Ví dụ: She has finished her housework. (Cô ấy đã hoàn thành công việc nhà,)

=> Her homework has been finished by her. (Công việc nhà của cô ấy đã được hoàn thành bởi cô ấy.) 

Câu bị động hiện tại hoàn thành tiếp diễn

  • Câu chủ động: S + have/has been + V-ing + O
  • Câu bị động: O + have/has been + being + V3/ed + (by + S)

Ví dụ: They had been baking for two hours. (Họ đã nướng bánh được hai giờ rồi.)

=> The cake has been baking for 2 hours. (Bánh đã được nướng được 2 tiếng.)

Xem thêm: 

Cấu trúc câu bị động ở nhóm thì quá khứ

Câu bị động quá khứ đơn

  • Câu chủ động: S + V2 + O
  • Câu bị động: O + was/were + V3/ed + (by + S)

Ví dụ: My mother took me to the beach last month. (Mẹ tôi đưa tôi đi biển vào tháng trước.)

=> I was taken to the beach by my mother last month. (Tôi được mẹ đưa đi biển vào tháng trước.)

Câu bị động quá khứ tiếp diễn

  • Câu chủ động: S + was/were + V-ing + O
  • Câu bị động: O + was/were + being + V3/ed + (by + S)

Ví dụ: She was studying Math at 10 o’clock last night. (Cô ấy đang học môn Toán lúc 10 giờ tối qua.)

=> Math was being studied by her at 10 o’clock last night. (Môn toán được cô ấy học lúc 10 giờ tối qua.)

Câu bị động quá khứ hoàn thành

  • Câu chủ động: S + had + V3/ed + O
  • Câu bị động: O + had + been + V3/ed + (by + S)

Ví dụ: They had finished everything when I arrived. (Họ đã hoàn thành mọi thứ khi tôi đến.)

=> Everything had been done by them when I arrived. (Mọi thứ đã được họ làm xong khi tôi đến.)

Câu bị động quá khứ hoàn thành tiếp diễn

  • Chủ động: S + had been + V-ing + O
  • Bị động: O + had been + being + V3/ed + (by + S)

Ví dụ: They had been revising the program for three weeks before it was approved. (Họ đã sửa đổi chương trình trong ba tuần trước khi nó được thông qua.)

=> The program had been being revised for three weeks before it was approved. (Chương trình đã được sửa đổi trong ba tuần trước khi được thông qua.)

Cấu trúc câu bị động ở nhóm thì tương lai 

Câu bị động thì tương lai đơn

  • Câu chủ động: S + will + V1 + O
  • Câu bị động: O + will + be + V3/ed + (by + S)

Ví dụ: I will open a bakery next year. (Tôi sẽ mở một tiệm bánh vào năm tới.)

=> A bakery will be opened next year by me. (Một tiệm bánh sẽ được mở vào năm tới bởi tôi.)

Câu bị động thì tương lai gần

  • Chủ động: S + is/ am/ are + going to + V
  • Bị động: O + is/am/are + going to be + V3/ed + (by S)

Ví dụ: Lisa is going to visit her friend’s house next weekend. (Lisa sẽ ghé thăm nhà bạn cô ấy vào cuối tuần tới.)

=>  Lisa’s friend’s house  is going to be visited by her next weekend. (Nhà của bạn Lisa sẽ được Lisa đến thăm vào cuối tuần tới.)

Câu bị động thì tương lai tiếp diễn

  • Câu chủ động: S + will be + V-ing + O
  • Câu bị động: O + will be + being + V3/ed + (by + S)

Ví dụ: He’ll be taking over this store tomorrow morning at 8 a.m. (Anh ấy sẽ tiếp quản cửa hàng này vào lúc 8 giờ sáng mai.)

=> This store will being taken over by him at 8 o’clock tomorrow morning. (Cửa hàng này sẽ được anh ấy tiếp quản vào lúc 8 giờ sáng mai.)

Câu bị động tương lai hoàn thành

  • Câu chủ động: S + will have + V3/ed + O
  • Câu bị động: O + will have been + V3/ed + (by + S)

Ví dụ: She will have finished her job at the end of this month. (Cô ấy sẽ hoàn thành công việc của mình vào cuối tháng này.)

=> Her job will have been finished by her at the end of this month. (Công việc của cô ấy sẽ được cô ấy hoàn thành vào cuối tháng này.)

Câu bị động tương lai hoàn thành tiếp diễn

  • Câu chủ động: S + will have been + V-ing + O
  • Câu bị động: O + will have been + being + V3/ed + (by + S)

Ví dụ: They will have been demolishing the building for a month by next week. (Họ sẽ phá hủy tòa nhà trong một tháng vào tuần tới.)

➢ The building will have been being demolish for a month by next week. (Tòa nhà sẽ bị phá hủy trong một tháng vào tuần tới.)

Các dạng câu bị động đặc biệt

Dưới đây là một số dạng câu bị động đặc biệt quan trọng, bạn cần nắm khi học tiếng Anh.

Câu bị động với động từ có 2 tân ngữ

Cấu trúc câu bị động với 2 tân ngữ

  • Câu chủ động: S + V + O1 + O2
  • Câu bị động:

TH1: Đưa tân ngữ gián tiếp ở câu chủ động lên làm chủ ngữ trong câu bị động. 

Công thức: S + Be + VpII + O1

TH2: Đưa tân ngữ trực tiếp ở câu chủ động lên làm chủ ngữ trong câu bị động. 

Công thức: S + Be + VpII + Giới từ + O2

Ví dụ: My dad gave me a new watch on my 18th birthday. (Bố tôi tặng tôi một chiếc đồng hồ mới vào ngày sinh nhật thứ 18 của tôi).

=> I was given a new watch on my 18th birthday by my dad. (Tôi được tặng một chiếc đồng hồ mới vào ngày sinh nhật thứ 18 của tôi bởi bố).

=> A new watch was given to me on my 18th birthday by my dad. (Một chiếc đồng hồ mới được tặng cho tôi vào ngày sinh nhật thứ 18 của tôi bởi bố).

Câu bị động với động từ khiếm khuyết

Câu bị động với động từ khiếm khuyết (can, could, may, might, should, must, will, would…) được tạo thành theo cấu trúc: 

  • Câu chủ động: S + động từ khuyết thiếu + V + O
  • Câu bị động: S + động từ khuyết thiếu + be + V3/ed + (by + O)

Ví dụ: She can eat durian. (Cô ấy có thể ăn sầu riêng.)

=> Durian can be eaten by her. (Sầu riêng có thể được ăn bởi cô ấy.)

Câu bị động kép

Đối với những động từ tường thuật như believe (tin), say (nói), report (báo cáo), know (biết)… thì câu bị động (passive voice) có thể được chia theo hai cách sau:

Câu chủ độngCâu bị động
S + V + that + S’ + V’ + …TH1: S + be + V3/-ed + to V’ TH2:  It + be + V3/-ed + that + S’ + V’

Ví dụ: Everyone knows that he saved her life. (Mọi người đều biết rằng anh đã cứu mạng cô).

=> He is known to save her life. (Anh ta được biết đến là người đã cứu mạng cô).

=> It is known that he saves her life. (Được biết, anh đã cứu mạng cô).

Câu chủ động là dạng câu nhờ vả

Khi câu chủ động là câu nhờ vả với các động từ have, get, make có thể được chuyển sang dạng bị động với cấu trúc sau:

Câu chủ độngCâu bị động
… have someone + V (bare) something… have something + V3/-ed + (by someone)
… make someone + V (bare) something… (something) + be made + to V + (by someone)
… get + someone + to V + something… get + something + V3/-ed + (by someone) 

Ví dụ: Last week, I got/had a plumber to fix the pipe. (Tuần trước, tôi đã nhờ một thợ sửa ống nước đến sửa ống nước).

=> Last week, I got/had the pipe fixed by a plumber. (Tuần trước, tôi đã nhờ thợ sửa ống nước sửa ống nước).

Câu chủ động là câu hỏi (Đối với dạng câu hỏi Yes/No)

Câu chủ độngCâu bị động
Do/does + S + V (bare) + O …?Am/is/are + S’ + V3/-ed + (by O)?
Did + S + V (bare) + O …?Was/were + S’ + V3/-ed + by + …?
Modal verbs + S + V (bare) + O + …?Modal verbs + S’ + be + V3/-ed + by + O’?
Have/has/had + S + V3/-ed + O + …?Have/has/had + S’ + been + V3/-ed + by + O’?

Ví dụ: Do you finish your homework? (Bạn làm xong bài tập về nhà chưa).

=> Is your homework finished? (Bài tập về nhà của bạn đã xong chưa?)

Passive Voice với các động từ chỉ giác quan

Đối với dạng chủ động có chứa động từ chỉ nhận thức của con người như: hear (nghe), see (nhìn), watch (xem), look (nhìn), notice (nhận thấy)… thì dạng bị động được chia thành 2 loại sau:

  • Khi có ai đó chứng kiến người khác đang làm gì và chỉ thấy được một phần của hành động hoặc có một hành động đang xảy ra nhưng bị hành động khác xen vào.
Câu chủ độngCâu bị động
S + V2/ed + Sb + V-ingS + was/were + V3/-ed + V-ing

Ví dụ: She watched them playing tennis. (Cô ấy xem họ chơi quần vợt)

 => They were watched playing tennis. (Họ được xem chơi quần vợt).

  • Khi có ai đó chứng kiến hành động của người khác từ đầu đến cuối.
Câu chủ độngCâu bị động
S + V2/ed + Sb + VS + was/were + V3/-ed + to V

Ví dụ: I heard her scream. (Tôi nghe cô ấy la hét).

 => She was heard to scream. (Cô ấy được nghe thấy đã la hét).

Bị động của câu mệnh lệnh

  • Thể khẳng định
Câu chủ độngCâu bị động
V + O + …Let O + be + V3/-ed

Ví dụ: Put your hand down. (Bỏ tay xuống).

=> Let your hand be put down. (Hãy để tay bạn được đặt xuống).

  • Thể phủ định
Câu chủ độngCâu bị động
Do not + V + OLet + O + not + be + V3/-ed

Ví dụ: Do not take that dress. (Đừng lấy chiếc váy đó). 

=> Let that dress not be taken. (Đừng để chiếc váy đó bị lấy).

Lưu ý khi chuyển sang dạng câu bị động (passive voice)

Chuyển đại từ tân ngữ thành đại từ chủ ngữ

Nếu tân ngữ (đối tượng chịu tác động) trong câu chủ động, là một đại từ tân ngữ, sẽ trở thành chủ ngữ trong câu bị động, ta cần chuyển đổi những từ này thành đại từ chủ ngữ, cụ thể: 

Me ⇒ I

Us ⇒ We

You ⇒ You

Him ⇒ He

Her ⇒ She

It ⇒ It

Them ⇒ They

Ví dụ: He likes Timmy. (Anh ấy thích Timmy.)
=> Timmy is liked by he. (SAI)
=> Timmy is liked by him. (ĐÚNG)

Các động từ Crowd, Fill, Cover

Đối với các câu chứa một trong ba động từ crowd, fill, cover, khi chuyển câu từ chủ động sang bị động, ta sử dụng “with” thay cho “by” ở phía trước tân ngữ.

Ví dụ: Ginger jam fills the jar. (Mứt gừng làm đầy chiếc lọ.)
➤ The jar is filled with ginger jam. (Chiếc lọ được làm đầy với mứt gừng.)

Thứ tự của ‘by…’, nơi chốn và thời gian trong câu bị động

Trong câu bị động, thứ tự của ‘by…’, nơi chốn, và thời gian sắp xếp cố định theo trật tự sau:

nơi chốn ⇒ ‘by…’ ⇒ thời gian.

Ví dụ: A sunflower branch was left by someone on my desk this morning. (Một cành hướng dương được để lại bởi ai đó trên bàn làm việc của tôi vào sáng nay.)

Lưu ý khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động
Lưu ý khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động

Một số tình huống không dùng câu bị động (passive voice)

Tân ngữ là đại từ phản thân hoặc tính từ sở hữu giống như chủ ngữ (chủ thể hành động)

Ví dụ: I love myself. (Tôi yêu bản thân mình.)

Nếu chuyển thành bị động: Myself is loved by me. => Sai

Trong ví dụ này, tân ngữ “myself” là một đại từ phản thân nên sẽ không được viết lại câu dưới dạng bị động. Một vài đại từ phản thân phổ biến: myself, himself, herself, themselves, ourselves,…

Nội động từ là động từ chính trong câu

Những nội động từ như live, exist, appear, die, cry,… trong câu không thể biến đổi thành câu bị động.

Ví dụ: The birds fly on the roof. (Những chú chim bay trên nóc nhà.)

Trong ví dụ này, “fly” là một nội động từ nên không đi kèm tân ngữ. Vì vậy, câu này không tồn tại ở dạng bị động.

Một số động từ: have, lack, belong to, resemble, seem, appear, look, be

Ví dụ: He looks at his puppy.
(Dịch: Anh ấy nhìn vào con cún của anh ấy.)

Câu trên không có dạng bị động. Nếu chuyển câu trên thành: A puppy is looked at by him. => Sai

Bài tập câu bị động (passive voice) có đáp án chi tiết

Bài 1: Bài tập câu bị động kép

1. People think that the new Foreign Minister is a good leader.

=> It is ________________________________________________

=> The new Foreign Minister ____________________________

2. They report that the suspended murderer is in custody.

=> The suspended ____________________________________

=> It is ________________________________________________

3. The public doesn’t expect that the new prime minister will win the election.

=> It isn’t _____________________________________________

=> The new __________________________________________

4. The police say that the principal is at large.

=> It is _______________________________________________

=> The principal ______________________________________

5. Police know that the gunman has left the city.

=> It is _______________________________________________

=> The gunman ________________________________________

6. People believe that job satisfaction is important, too.

=> It is ______________________________________________

=> Job satisfaction ___________________________

7. They told us that Andy drank too much at the wedding ceremony.

=> It was ___________________________________________

=> Andy _________________________________________

Bài 2: Chia dạng đúng của động từ trong ngoặc với câu bị động (passive voice)

1. Paul (send) to prison. (Tương lai đơn).

2. My brother (just beat) in the race. (Hiện tại hoàn thành).

3. He (tell) to wait inside. (Thì quá khứ đơn).

4. I (not pay) for the work. (Thì quá khứ đơn).

5. Policemen (often ask) the way. (Thì hiện tại đơn).

6. Their lawn (cut) once a week. (Thì hiện tại đơn).

7. We (ask) by the police. (Thì tương lai đơn).

8. The towels (not use). (Thì quá khứ đơn).

9. The jewels (not sell) so far. (Thì hiện tại hoàn thành).

10. They (teach) French. (Thì hiện tại đơn).

Bài 3: Chuyển các câu sau sang thể bị động

1. The teacher teaches English.

2. The company manufactures cars.

3. The chef prepares delicious meals.

4. The dog does not bark at night.

5. The artist does not sell her paintings online.

6. The flowers bloomed in the garden.

7. The fire burned the house.

8. The water flooded the city.

9. Does the dog chase the cat?

10. Does the artist paint beautiful pictures?

Bài tập câu bị động trong tiếng Anh
Bài tập câu bị động trong tiếng Anh

Đáp án bài tập câu bị động

Bài 1:

1. It is thought that the new Foreign Minister is a good leader. / The new Foreign Minister is thought to be a good leader.

2. The suspended murderer is reported to be in custody. / It is reported that the suspended murderer is in custody.

3. It isn’t expected that the new prime minister will win the election. / The new prime minister isn’t expected to win the election.

4. It is said that the principle is at large. / The principle is said to be at large.

5. It is known that the gunman has left the city. / The gunman is known to have left the city.

6. It is believed that job satisfaction is important, too. / Job satisfaction is believed to be important, too.

7. It was told that Andy drank too much at the wedding ceremony. / Andy was told to have drunk too much at the wedding ceremony. 

Bài 2:

1. Will be sent6. Is cut
2. Has just been beaten7. Will be asked
3. Was told8. Were not used
4. Was not paid9. Have not been sold
5. Are often asked10. Are taught

Bài 3: 

1.English is taught by the teacher.

2. Cars are manufactured by the company.

3. Delicious meals are prepared by the chef.

4. The night is not barked at by the dog.

5. Her paintings are not sold online by the artist.

6. The garden was bloomed by the flowers.

7. The house was burned by the fire.

8. The city was flooded by the water.

9. Is the cat chased by the dog?

10. Are beautiful pictures painted by the artist?

Xem thêm: Trọn bộ 100 bài tập câu bị động (Passive voice) có đáp án chi tiết

Để nắm vững câu bị động, bạn nên dành nhiều thời gian luyện tập bằng cách làm bài tập và thực hành giao tiếp thật nhiều nhé! Bài viết trên đã tổng hợp kiến thức về câu bị động, hy vọng sẽ giúp bạn ghi nhớ và vận dụng thật tốt những ngữ pháp tiếng Anh quan trọng này nhé!

Các câu hỏi thường gặp

1. Câu bị động là gì?

Câu bị động (Passive Voice) là câu mà chủ ngữ là người hoặc vật chịu tác động từ hành động của người hoặc vật khác, được dùng để nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động đó.

2. Công thức câu bị động

Câu chủ động: S1 + V + O
Câu bị động: S2 + to be + V3/-ed (+ by sb/sth)
Ví dụ: Anne gives Nam a lovely gift.
=> Nam is given a lovely gift by Anne.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

RELATED POSTS
What do you mean: Ý nghĩa, cách dùng, cách trả lời và bài tập

What do you mean: Ý nghĩa, cách dùng, cách trả lời và bài tập

Mục lục hiện 1. What do you mean là gì? 2. Tình huống sử dụng câu what do you mean? 3. Tình huống 1 4. Tình huống 2 5. Cách dùng what do you mean 6. What do you mean + by? 7. What do you mean + when? 8. What do/does + N + […]

Huy Hoàng: Bí kíp dịch siêu nhanh, siêu mượt

Huy Hoàng: Bí kíp dịch siêu nhanh, siêu mượt

Mục lục hiện 1. Huy Hoàng là ai? 2. Tiểu sử Huy Hoàng 3. Huy Hoàng quê ở đâu? 4. Huy Hoàng sinh năm bao nhiêu? 5. Nghề nghiệp của Huy Hoàng là gì? 6. Hành trình của Huy Hoàng tại Miss International Queen Vietnam 2023 7. Màn phiên dịch “nuốt mic” của Huy Hoàng […]

Top 7 trang Web học nghe nói tiếng Anh online miễn phí tốt nhất

Top 7 trang Web học nghe nói tiếng Anh online miễn phí tốt nhất

Mục lục hiện 1. Oxford Online English – Website học tiếng Anh online miễn phí 2. TED – Web luyện nghe tiếng Anh có transcript 3. ELSA Speak – Phần mềm học nghe nói tiếng Anh hàng đầu 4. Youtube – Web học nghe nói tiếng Anh online miễn phí 5. Easy World of English […]

ELSA Pro trọn đời
ELSA Pro trọn đời

Giá gốc: 10,995,000 VND

1,566,000 VND

Nhập mã VNS77PR giảm còn 1.566K

Mua ngay
ELSA Pro 1 năm
ELSA Pro 1 năm

Giá gốc: 1,095,000 VND

985,000 VND

Nhập mã OP30 giảm thêm 30K

Mua ngay
PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com