Trong cả một kho tàng kiến thức tiếng Anh, với những người mới bắt đầu học tiếng Anh giao tiếp đã bao giờ bạn cảm thấy mông lung và không biết bắt đầu từ đâu để có thể giao tiếp tiếng Anh lưu loát? Vậy hãy đi từ 10 cấu trúc tiếng Anh phổ biến nhất mà ELSA Speak sẽ giới thiệu dưới đây nhé!
Cấu trúc GET USED TO (quen làm gì)
a. Cách dùng
Cấu trúc ngữ pháp này dùng để diễn tả một thói quen từ trước đến nay của một người nào đó.
Kiểm tra phát âm với bài tập sau:
b. Cấu trúc
S + TO BE/GET USED TO + V-ING
Cụm TO BE/GET USED TO có nghĩa là quen làm …
c. Ví dụ
I am used to getting up early.
(Tôi đã quen dậy sớm)
They have always lived in the countryside but now they’re beginning to get used to living in the city.
(Họ luôn sống ở miền quê nhưng bây giờ họ đã bắt đầu quen với việc sống ở thành phố)
Cấu trúc PREFER TO (thích cái gì/làm gì hơn cái gì/làm gì)
a. Cách dùng
Cấu trúc ngữ pháp này dùng để so sánh rằng bạn thích một đối tượng hoặc hành động này hơn đối tượng hoặc hành động kia. Cấu trúc này có nghĩa: thích cái gì/làm gì hơn cái gì/làm gì.
b. Công thức
S + PREFER + N/V-ING + TO N/V-ING
c. Ví dụ
I prefer the beach to the mountain.
(Tôi thích biển hơn núi)
I prefer eating out to eating at home.
(Tôi thích ăn ở ngoài hơn là ăn ở nhà)
Cấu trúc PLAN TO DO STH (dự định/ có kế hoạch làm gì)
a. Cách dùng
Bạn sẽ sử dụng cấu trúc này khi trình bày một dự định, kế hoạch mà bạn đang có dự định làm.
b. Công thức
S + PLAN + TO V + O
c. Ví dụ
I plan to visit Tokyo next year.
(Tôi dự định đến thăm Tokyo vào năm tới)
We planned to go hiking last week.
(Chúng tôi đã lên kế hoạch đi bộ đường dài vào tuần trước)
Cấu trúc USED TO (thường làm gì)
a. Cách dùng
Cấu trúc này được dùng để thuật lại những thói quen đã từng có trong quá khứ nhưng hiện nay không còn xảy ra nữa.
Cấu trúc này có ý nghĩa: ai đó thường làm gì trong quá khứ.
b. Công thức
S + USED TO + V-infinitive
c. Ví dụ
I used to go to the park with my parents when I was a child.
(Khi còn nhỏ, tôi thường đi công viên với bố mẹ của tôi)
This used to be a big shopping mall.
(Nơi đây đã từng là một trung tâm mua sắm lớn)
Cấu trúc REMEMBER DOING (nhớ đã làm gì)
a. Cách dùng
Cấu trúc Remember doing sẽ được sử dụng để nói rằng ai đó nhớ đã làm một việc gì rồi.
b. Công thức
S + REMEMBER + V-ING
c. Ví dụ
I remember turning off the gas before going out.
(Tôi nhớ là đã tắt bếp ga trước khi ra ngoài)
She remembers sending a letter to her husband.
(Cô ấy nhớ là đã gửi một lá thư cho chồng của mình)
Cấu trúc SPEND ON (Dành/ đầu tư cái gì vào việc gì…)
a. Cách dùng
Cấu trúc Spend … on được hiểu là dành, đầu tư cái gì vào việc gì và được sử dụng trong những câu mang ý nghĩa như vậy.
b. Công thức
S + SPEND + N + ON SOMETHING/V-ING
c. Ví dụ
I spend a lot of time cleaning my classroom.
(Tôi dành rất nhiều thời gian để dọn dẹp phòng học của mình)
She spends 3 hours watching films a day.
(Cô ấy dành 3 giờ mỗi ngày để xem phim)
Cấu trúc ENOUGH TO DO STH (đủ khả năng/điều kiện làm gì…)
a. Cách dùng
Khi muốn diễn tả ai đó đủ khả năng, đủ điều kiện để làm một điều gì đó, ta sử dụng cấu trúc này.
b. Công thức
S + V + ADJ/ADV + ENOUGH + FOR SOMEONE + TO DO SOMETHING
c. Ví dụ
She is tall enough to join the basketball team.
(Cô ấy đủ cao để tham gia đội bóng rổ)
We are rich enough to buy a new sports car.
(Chúng tôi đủ giàu để mua một chiếc xe thể thao mới)
Cấu trúc FEEL LIKE (cảm thấy muốn làm gì…)
a. Cách dùng
Chắc hẳn ai cũng đều biết “feel” nghĩa là cảm nhận, cảm thấy. Vậy khi kết hợp với “like” ở phía sau thì sao? Cụm này sẽ mang nghĩa là cảm thấy muốn được làm gì đó.
b. Công thức
S + FEEL LIKE + V-ING
c. Ví dụ
I feel like seeing my wife right now.
(Tôi cảm thấy muốn nhìn thấy vợ mình ngay bây giờ)
We feel like going camping together.
(Chúng tôi cảm thấy muốn đi cắm trại cùng nhau)
Cấu trúc INTERESTED IN (quan tâm đến…)
a. Cách dùng
Interested in được sử dụng để nói đến một sở thích, mối quan tâm của một ai đó.
b. Công thức
S + BE + INTERESTED IN + N/V-ING
c. Ví dụ
James is interested in going swimming.
(James quan tâm đến việc đi bơi)
My father is interested in my learning.
(Bố tôi quan quan tâm đến việc học của tôi)
Cấu trúc SO THAT (quá…đến nỗi mà…)
a. Cách dùng
Cụm “So … that” khi được sử dụng trong câu được hiểu là quá … đến nỗi mà. Hiểu theo một cách khác, cấu trúc này thể hiện sự thật diễn ra vượt ngoài khả năng của chủ thể.
b. Công thức
S + V + SO + ADJ/ADV + THAT + S + V
c. Ví dụ
This luggage is so heavy that I cannot carry on.
(Hành lý này quá nặng đến nỗi mà tôi không thể mang theo)
The box is so high that I can’t reach it.
(Cái hộp quá cao đến nỗi mà tôi không thể với tới)
Để giao tiếp tiếng Anh lưu loát, ngoài những cấu trúc phổ biến trên, bạn cần phải trau dồi kỹ năng phát âm và cải thiện vốn từ vựng của bản thân hàng ngày. Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả, hãy tải ngay ELSA Speak, trợ lý ảo AI của ELSA sẽ giúp bạn nâng cao trình độ tiếng Anh mỗi ngày với chi phí vô cùng hợp lý đấy! Chúc bạn thành công!