Mục lục hiện

Câu tường thuật trong tiếng Anh là ngữ pháp quan trọng giúp bạn kể lại lời nói của người khác mà vẫn giữ nguyên ngữ nghĩa. Cùng ELSA Speak tìm hiểu định nghĩa, cách dùng, các dạng câu phổ biến, hướng dẫn chuyển đổi chi tiết cùng ví dụ minh họa, và danh sách các mẫu câu tường thuật đặc biệt thường gặp nhé!

Câu tường thuật là gì trong tiếng Anh?

Câu tường thuật (Reported Speech) là dạng câu gián tiếp được sử dụng để thuật lại một câu chuyện, một sự việc hay lời nói của một người nào đó mà không làm thay đổi nghĩa của . Theo cách khác, câu tường thuật là việc chuyển câu trực tiếp thành câu gián tiếp bằng hình thức tường thuật (kể lại).

Kiểm tra phát âm với bài tập sau:

{{ sentences[sIndex].text }}
Cải thiện ngay
Click to start recording!
Recording... Click to stop!
loading

Ví dụ câu tường thuật: She said she would leave here soon. (Cô ấy bảo cô sẽ rời khỏi đây sớm thôi).

Câu tường thuật là dạng câu gián tiếp được sử dụng để thuật lại một câu chuyện
Câu tường thuật là dạng câu gián tiếp được sử dụng để thuật lại một câu chuyện

>> Xem thêm: Câu bị động (Passive Voice): Định nghĩa, cấu trúc và cách dùng

Các dạng câu Reported Speech trong tiếng Anh

Dưới đây là các loại câu tường thuật (Reported Speech) thường gặp nhất trong tiếng Anh.

Câu kể (Statement)

Câu tường thuật ở dạng câu kể dùng để thuật lại nội dung lời nói hoặc câu chuyện đã được một người khác nói trước đó.

Công thức câu tường thuật ở dạng câu kể được chia như sau:

S + say/says/said hoặc tell/told + (that) + S + V

dụ: She said, “I like my room very much” -> She said that he liked his room very much.

Said to + O -> told + O

Ví dụ: John said to me: “I like these shoes” -> John told me he liked those shoes.

Says/say to + O -> tells/tell + O

dụ: She says to me: “I haven’t finished my housework” -> She tells me she hadn’t finished her housework.

Cấu trúc câu tường thuật dạng câu kể
Cấu trúc câu tường thuật dạng câu kể

Câu hỏi (Questions)

  • Câu hỏi đúng sai (Yes/No questions)

Khi chuyển câu tường thuật câu hỏi Yes No, bạn phải chuyển trực tiếp sang dạng khẳng định, sau đó thay đổi thì các trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn, chủ ngữ, tân ngữ, chỉ định sao cho hợp lý. 

Cấu trúc câu tường thuật ở dạng câu hỏi Yes/No:

S + asked/wanted to know/wondered + if/whether + S + V

  • Said to + O -> Asked + O
  • Says/say to + O -> Asks/Ask + O

dụ: Lan asked Nga if she wanted to go to the bookstore. (Lan hỏi Nga rằng cô ấy có muốn đi nhà sách không).

  • Câu hỏi nghi vấn (Wh-questions)

Đây là câu tường thuật Wh Question bắt đầu các từ để hỏi như: Why, When, What, Who, Which,…

Công thức câu tường thuật ở dạng câu hỏi Wh:

S + asked (+ O)/wanted to know/wondered + Wh-words + S + V

Ví dụ: Tom asked me when I finished that project. (Tom hỏi tôi khi nào hoàn thành dự án).

Cấu trúc câu tường thuật ở dạng câu hỏi Yes/No
Cấu trúc câu tường thuật ở dạng câu hỏi Yes/No

Câu mệnh lệnh (Commands/Requests)

Cấu trúc câu tường thuật ở dạng câu mệnh lệnh khẳng định:

S + told + O + to-infinitive

Ví dụ: “Please cook a meal for me, Mary.” Mary’s husband said. -> Mary’s husband told her to cook a meal for him.

Cấu trúc câu tường thuật ở dạng câu mệnh lệnh phủ định:

S + told + O + not to-infinitive

Ví dụ: “Don’t eat in bus!” the driver said.” -> The driver told the passengers not to eat on the bus. 

Một số động từ phổ biến khi tường thuật câu mệnh lệnh: tell, ask, order, advise, warn, beg, command, remind,…

Cấu trúc câu tường thuật ở dạng câu mệnh lệnh phủ định
Cấu trúc câu tường thuật ở dạng câu mệnh lệnh phủ định

>> Xem thêm:

Cách chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật

Để chuyển câu trực tiếp sang câu tường thuật bạn cần thực hiện theo 4 bước sau: 

Chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật gồm 4 bước
Chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật gồm 4 bước

Bước 1: Chọn đúng động từ tường thuật

Thông thường từ tường thuật được sử dụng trong trường hợp này là say, said (quá khứ của say, nghĩa là nói) và tell, told (quá khứ của tell, nghĩa là nói với ai đó).

Ví dụ: Tom told me … (Mệnh đề tường thuật)

She said … (Mệnh đề tường thuật)

Bước 2: Lùi thì phù hợp

Lùi thì trong câu tường thuật từ câu trực tiếp sang câu tường thuật như sau:

Câu trực tiếpCâu tường thuật
Thì hiện tại đơnThì quá khứ đơn
Thì hiện tại tiếp diễn Thì quá khứ tiếp diễn
Thì quá khứ đơnThì quá khứ hoàn thành
Thì quá khứ tiếp diễnThì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Thì hiện tại hoàn thànhThì quá khứ hoàn thành
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễnThì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Thì quá khứ hoàn thànhThì quá khứ hoàn thành (Không thể lùi thì thêm nữa)
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễnThì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Không thể lùi thì thêm nữa)
Thì tương lai đơnTương lai đơn trong quá khứ
Thì tương lai tiếp diễnTương lai tiếp diễn trong quá khứ
Bảng lùi thì trong câu tường thuật từ câu trực tiếp sang câu tường thuật

Ví dụ:

  • Thì hiện tại đơn: “I love this song”, she said. -> She said that she loved that song.
  • Thì hiện tại tiếp diễn: “We are studying English”, they said. -> They said that they were studying English.
  • Thì hiện tại hoàn thành: “He has already eaten lunch”, she said. -> She said that he had already eaten lunch.

Đối với động từ khiếm khuyết (modal verb):

Câu trực tiếpCâu tường thuật
CanCould
MayMight
Must Must/had to
Lùi thì đối với động từ khiếm khuyết

Đừng bỏ qua điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh qua bài viết Sử dụng thành thạo trạng từ chỉ tần suất (Adverbs of frequency) trong tiếng Anh chỉ trong 5 phút

Bước 3: Đổi đại từ nhân xưng/sở hữu/tân ngữ

Sau khi hoàn tất lùi thì, cần đổi đại từ nhân xưng, đại từ sở hữutính từ sở hữu, tân ngữ phù hợp với ngữ cảnh trong câu. Cách quy đổi như sau:

Cách quy đổi đại từ nhân xưng/sở hữu/tân ngữ
Cách quy đổi đại từ nhân xưng/sở hữu/tân ngữ

Đại từ nhân xưng

Câu trực tiếpCâu tường thuật
IHe, She
WeThey
YouI, We, They
Cách quy đổi đại từ nhân xưng

dụ: Câu trực tiếp: “I am going to the store.”

-> Câu tường thuật: He/She said that he/she was going to the store.

Đại từ sở hữu

Câu trực tiếpCâu tường thuật
MineHis, Her
OursOurs, Theirs
YoursMine, Ours, Theirs
Cách quy đổi đại từ sở hữu

dụ: Câu trực tiếp: “We have finished our project.”

-> Câu tường thuật: They said that they had finished their project.

Tính từ sở hữu

Câu trực tiếpCâu tường thuật
MyHis, Her
OurTheir, Our
YourMy, Our, Their
Cách quy đổi tính từ sở hữu

Ví dụ: Câu trực tiếp: “Our team won the championship.” 

-> Câu tường thuật: They said that their team had won the championship.

Tân ngữ

Câu trực tiếpCâu tường thuật
MeHim, Her
UsThem
YouMe, Us
Cách quy đổi tân ngữ

dụ: Câu trực tiếp: “Can you help me with this problem?” 

-> Câu tường thuật: He/She asked him/her if he/she could help him/her with that problem.

Bước 4: Chuyển trạng từ chỉ thời gian – nơi chốn

Dưới đây là bảng các từ chỉ nơi chốn, thời gian được sử dụng thông dụng trong tiếng Anh:

Câu trực tiếpCâu tường thuật
ThisThat
TheseThose
HereThere
AgoBefore
NowThen, at the time
TodayThat day
YesterdayThe day before, the previous day
The day beforeTwo day before
Tomorrow The day after, in two days time
This weekThat week
Last dayThe day before
Last weekThe week before, the previous week
Next weekThe week after, the next/following week
Bảng các từ chỉ nơi chốn, thời gian thông dụng

Ví dụ:

  • Câu trực tiếp: “I saw him today”, she said. 

-> Câu tường thuật: She said that she had seen him that day.

  • Câu trực tiếp: “I saw her a week ago,” he said.

-> Câu tường thuật: He said he had seen her a week before.

>> Xem thêm:

Các mẫu câu tường thuật đặc biệt (Phổ biến trong thi cử & giao tiếp)

Dưới đây là các mẫu câu tường thuật đặc biệt mà bạn sẽ thường xuyên bắt gặp trong cả thi cử và giao tiếp hàng ngày:

Các mẫu câu tường thuật đặc biệt
Các mẫu câu tường thuật đặc biệt

Câu cảm thán

Câu cảm thán được tường thuật lại để diễn tả sự ngạc nhiên, vui mừng, hoặc bất kỳ cảm xúc mạnh mẽ nào của người nói.

Cấu trúc: Sử dụng các động từ như exclaimed that, said with excitement, gave an exclamation of, cried out that, remarked that, shouted that…

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “What a beautiful view!” she said.
  • Tường thuật: She exclaimed that it was a beautiful view. (Cô ấy reo lên rằng đó là một cảnh đẹp.)
  • Trực tiếp: “How exciting the game is!” they said.
  • Tường thuật: They said with excitement how exciting the game was. (Họ nói với sự phấn khích rằng trận đấu thật thú vị.)

Tình huống sử dụng: Diễn tả sự bất ngờ, vui sướng, thất vọng, tức giận… trước một sự việc, hiện tượng.

Câu lời khuyên

Câu tường thuật lời khuyên dùng khi bạn muốn kể lại lời khuyên từ người khác.

Cấu trúc:

  • S + advised + O + to V (khuyên ai đó làm gì)
  • S + suggested + that + S + (should) + V (gợi ý rằng ai đó nên làm gì)
  • S + recommended + that + S + (should) + V (đề xuất rằng ai đó nên làm gì)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “You should study harder for the exam,” my teacher said to me.
  • Tường thuật: My teacher advised me to study harder for the exam. (Thầy giáo tôi khuyên tôi nên học chăm chỉ hơn cho kỳ thi.)
  • Trực tiếp: “Let’s go to the library to study,” he said.
  • Tường thuật: He suggested that we should go to the library to study. (Anh ấy gợi ý rằng chúng tôi nên đi thư viện để học.)

Tình huống sử dụng: Thuật lại lời khuyên về học tập, sức khỏe, công việc, mối quan hệ…

Câu cảnh báo

Dùng để tường thuật lại một lời nhắc nhở về mối nguy hiểm hoặc rủi ro.

Cấu trúc:

  • S + warned + O + (not) to V (cảnh báo ai đó (không) làm gì)
  • S + warned + that + S + V (cảnh báo rằng)
  • S + advised + that + S + V (khuyên nhủ với ý cảnh báo)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “Don’t touch that wire! It’s dangerous,” he said.
  • Tường thuật: He warned me not to touch that wire because it was dangerous. (Anh ấy cảnh báo tôi đừng chạm vào dây điện đó vì nó nguy hiểm.)
  • Trực tiếp: “The road is slippery,” she said.
  • Tường thuật: She warned that the road was slippery. (Cô ấy cảnh báo rằng con đường trơn trượt.)

Tình huống sử dụng: Nhắc nhở về nguy hiểm, rủi ro, hậu quả xấu có thể xảy ra.

Câu cho phép

Khi muốn kể lại việc ai đó được cho phép làm gì.

Cấu trúc:

  • S + allowed + O + to V (cho phép ai đó làm gì)
  • S + permitted + O + to V (cho phép ai đó làm gì)
  • S + granted permission to + V (cấp phép để làm gì)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “You can use my laptop,” he said to me.
  • Tường thuật: He allowed me to use his laptop. (Anh ấy cho phép tôi sử dụng máy tính xách tay của anh ấy.)
  • Trực tiếp: “Students are allowed to use dictionaries during the test,” the teacher announced.
  • Tường thuật: The teacher announced that students were granted permission to use dictionaries during the test. (Giáo viên thông báo rằng học sinh được phép sử dụng từ điển trong bài kiểm tra.)

Tình huống sử dụng: Thầy cô cho phép học sinh, cha mẹ cho con cái làm gì, cấp trên cho phép nhân viên…

Câu lời hứa

Dùng để tường thuật lại lời hứa của một người nào đó.

Cấu trúc:

  • S + promised + to V (hứa sẽ làm gì)
  • S + promised + that + S + V (hứa rằng)
  • S + made a promise + that + S + V (đã đưa ra một lời hứa rằng)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “I will help you with your homework,” he said.
  • Tường thuật: He promised to help me with my homework. (Anh ấy hứa sẽ giúp tôi làm bài tập về nhà.)
  • Trực tiếp: “I won’t tell anyone your secret,” she said.
  • Tường thuật: She promised that she wouldn’t tell anyone my secret. (Cô ấy hứa rằng cô ấy sẽ không nói bí mật của tôi với ai.)

Tình huống sử dụng: Hứa giữ bí mật, hứa giúp đỡ ai đó, hứa hoàn thành công việc…

Câu lời mời

Dùng để tường thuật lại lời mời tham gia một sự kiện hoặc hoạt động nào đó.

Cấu trúc:

  • S + invited + O + to V (mời ai đó làm gì)
  • S + extended an invitation to + O + to V (gửi lời mời đến ai đó để làm gì)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “Would you like to come to my party?” she asked.
  • Tường thuật: She invited me to come to her party. (Cô ấy mời tôi đến bữa tiệc của cô ấy.)
  • Trực tiếp: “Let’s have dinner together tonight,” he said.
  • Tường thuật: He extended an invitation to me to have dinner together that night. (Anh ấy gửi lời mời tôi ăn tối cùng vào tối hôm đó.)

Tình huống sử dụng: Mời dự tiệc, mời họp, mời tham gia sự kiện, mời đi chơi…

Câu lời nhắc nhở

Khi bạn muốn kể lại việc ai đó đã nhắc nhở điều gì.

Cấu trúc:

  • S + reminded + O + (not) to V (nhắc nhở ai đó (không) làm gì)
  • S + reminded + O + that + S + V (nhắc nhở ai đó rằng)
  • S + gave a reminder + that + S + V (đã đưa ra một lời nhắc nhở rằng)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “Don’t forget to submit your report by Friday,” the manager said.
  • Tường thuật: The manager reminded me not to forget to submit my report by Friday. (Người quản lý nhắc tôi đừng quên nộp báo cáo trước thứ Sáu.)
  • Trực tiếp: “Your appointment is at 10 AM tomorrow,” the assistant said.
  • Tường thuật: The assistant reminded me that my appointment was at 10 AM the next day. (Trợ lý nhắc tôi rằng cuộc hẹn của tôi là vào 10 giờ sáng hôm sau.)

Tình huống sử dụng: Nhắc việc, nhắc deadline, lịch hẹn, điều cần lưu ý…

Câu cầu xin

Dùng để tường thuật lại lời cầu xin một cách khẩn thiết.

Cấu trúc:

  • S + begged + O + to V (nài nỉ ai đó làm gì)
  • S + implored + O + to V (khẩn cầu ai đó làm gì)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “Please, please help me!” she said.
  • Tường thuật: She begged me to help her. (Cô ấy nài nỉ tôi giúp cô ấy.)
  • Trực tiếp: “Please forgive me for my mistake,” he said.
  • Tường thuật: He implored them to forgive him for his mistake. (Anh ấy khẩn cầu họ tha thứ cho lỗi lầm của mình.)

Tình huống sử dụng: Xin giúp đỡ, xin tha lỗi, xin cơ hội…

Câu động viên

Khi muốn kể lại việc ai đó đã khích lệ, động viên mình.

Cấu trúc:

  • S + encouraged + O + to V (khuyến khích/động viên ai đó làm gì)
  • S + motivated + O + to V (thúc đẩy/động viên ai đó làm gì)
  • S + urged + O + to V (thúc giục/hối thúc ai đó làm gì)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “Don’t give up! You can do it,” my coach said.
  • Tường thuật: My coach encouraged me not to give up and told me I could do it. (Huấn luyện viên của tôi động viên tôi đừng bỏ cuộc và bảo tôi có thể làm được.)
  • Trực tiếp: “You’re capable of achieving great things,” she said to her team.
  • Tường thuật: She motivated her team to achieve great things. (Cô ấy thúc đẩy đội của mình đạt được những điều tuyệt vời.)

Tình huống sử dụng: Động viên trong học tập, thi cử, khi gặp khó khăn, thử thách…

Câu đề nghị giúp đỡ

Dùng để tường thuật lại lời đề nghị giúp đỡ từ người khác.

Cấu trúc:

  • S + offered + to V (đề nghị làm gì)
  • S + proposed + that + S + (should) + V (đề xuất rằng)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “Can I help you with those bags?” he said.
  • Tường thuật: He offered to help me with those bags. (Anh ấy đề nghị giúp tôi với những chiếc túi đó.)
  • Trực tiếp: “Let me carry that for you,” she said.
  • Tường thuật: She offered to carry that for me. (Cô ấy đề nghị mang cái đó cho tôi.)

Tình huống sử dụng: Tình nguyện giúp đỡ ai đó làm gì.

Câu đồng ý/không đồng ý

Dùng khi muốn kể lại việc ai đó đã chấp thuận hoặc từ chối một điều gì đó.

Cấu trúc:

  • S + agreed + to V (đồng ý làm gì)
  • S + agreed + that + S + V (đồng ý rằng)
  • S + refused + to V (từ chối làm gì)
  • S + declined + to V (từ chối làm gì)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “Yes, I will join the project,” she said.
  • Tường thuật: She agreed to join the project. (Cô ấy đồng ý tham gia dự án.)
  • Trực tiếp: “No, I won’t go with you,” he said.
  • Tường thuật: He refused to go with me. (Anh ấy từ chối đi cùng tôi.)

Câu buộc tội

Dùng để tường thuật lại lời buộc tội ai đó đã làm điều gì sai trái.

Cấu trúc:

  • S + accused + O + of + V-ing (buộc tội ai đó đã làm gì)
  • S + charged + O + with + V-ing (buộc tội ai đó về tội gì)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “You stole my wallet!” she said to him.
  • Tường thuật: She accused him of stealing her wallet. (Cô ấy buộc tội anh ấy đã trộm ví của cô ấy.)
  • Trực tiếp: “He committed fraud,” the police said.
  • Tường thuật: The police charged him with committing fraud. (Cảnh sát buộc tội anh ấy về tội gian lận.)

Tình huống sử dụng: Trong các cuộc tranh cãi, tranh luận, tố cáo…

Câu đổ lỗi

Dùng để kể lại việc ai đó đổ trách nhiệm cho người khác.

Cấu trúc:

  • S + blamed + S/O + for + V-ing (đổ lỗi cho ai đó vì đã làm gì)
  • S + blamed + V-ing + on + S/O (đổ lỗi việc gì đó lên ai đó)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “It’s your fault that we lost the game,” he said to her.
  • Tường thuật: He blamed her for losing the game. (Anh ấy đổ lỗi cho cô ấy vì đã thua trận đấu.)
  • Trực tiếp: “I blame the bad weather for the delay,” the pilot said.
  • Tường thuật: The pilot blamed the delay on the bad weather. (Phi công đổ lỗi sự chậm trễ là do thời tiết xấu.)

Tình huống sử dụng: Khi ai đó thể hiện sự giận dữ, trách móc, hoặc tìm người chịu trách nhiệm cho một vấn đề.

Câu thú tội/thừa nhận

Khi muốn kể lại việc ai đó đã thú nhận hoặc thừa nhận một lỗi lầm.

Cấu trúc:

  • S + admitted + (to) + V-ing (thừa nhận đã làm gì)
  • S + confessed + (to) + V-ing (thú nhận đã làm gì)
  • S + acknowledged + (that) + S + V (công nhận rằng)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “Yes, I broke the vase,” she said.
  • Tường thuật: She admitted breaking the vase. (Cô ấy thừa nhận đã làm vỡ chiếc bình.)
  • Trực tiếp: “I was the one who spread the rumor,” he said.
  • Tường thuật: He confessed to spreading the rumor. (Anh ấy thú nhận đã tung tin đồn.)

Tình huống sử dụng: Minh họa lời khai, thú nhận, thừa nhận sai lầm.

Câu phủ nhận

Dùng để tường thuật lại lời từ chối, không thừa nhận một điều gì đó.

Cấu trúc:

  • S + denied + V-ing (phủ nhận đã làm gì)
  • S + refuted + that + S + V (bác bỏ rằng)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “I didn’t steal the money,” he said.
  • Tường thuật: He denied stealing the money. (Anh ấy phủ nhận việc trộm tiền.)
  • Trực tiếp: “I was not present at the scene,” she said.
  • Tường thuật: She denied being present at the scene. (Cô ấy phủ nhận đã có mặt tại hiện trường.)

Tình huống sử dụng: Khi ai đó lắc đầu, từ chối hoặc không thừa nhận một hành động, sự việc.

Câu xin lỗi

Dùng để tường thuật lại lời xin lỗi từ người khác.

Cấu trúc:

  • S + apologized + for + V-ing (xin lỗi vì đã làm gì)
  • S + apologized + to + O + for + V-ing (xin lỗi ai đó vì đã làm gì)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “I’m sorry for being late,” she said.
  • Tường thuật: She apologized for being late. (Cô ấy xin lỗi vì đã đến muộn.)
  • Trực tiếp: “I’m sorry I hurt your feelings,” he said to me.
  • Tường thuật: He apologized to me for hurting my feelings. (Anh ấy xin lỗi tôi vì đã làm tổn thương cảm xúc của tôi.)

Tình huống sử dụng: Thể hiện sự hối lỗi, mong được tha thứ.

Câu cảm ơn

Khi muốn kể lại việc ai đó đã bày tỏ lòng biết ơn.

Cấu trúc:

  • S + thanked + O + for + V-ing (cảm ơn ai đó vì đã làm gì)
  • S + expressed gratitude to + O + for + V-ing (bày tỏ lòng biết ơn đến ai đó vì đã làm gì)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “Thank you for your help,” she said.
  • Tường thuật: She thanked me for my help. (Cô ấy cảm ơn tôi vì đã giúp đỡ.)
  • Trực tiếp: “I’m grateful for your support,” he said.
  • Tường thuật: He expressed gratitude to me for my support. (Anh ấy bày tỏ lòng biết ơn đến tôi vì sự hỗ trợ của tôi.)

Tình huống sử dụng: Bày tỏ sự vui vẻ, biết ơn, khi bắt tay hoặc ôm để thể hiện lòng cảm kích.

Câu khen ngợi

Dùng để tường thuật lại lời khen ngợi hoặc chúc mừng.

Cấu trúc:

  • S + praised + O + for + V-ing (khen ngợi ai đó vì đã làm gì)
  • S + complimented + O + on + V-ing (khen ngợi ai đó về điều gì)
  • S + congratulated + O + on + V-ing (chúc mừng ai đó về điều gì)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “Well done! You did a great job,” the teacher said.
  • Tường thuật: The teacher praised me for doing a great job. (Giáo viên khen ngợi tôi vì đã làm rất tốt.)
  • Trực tiếp: “Your new haircut looks fantastic,” she said.
  • Tường thuật: She complimented me on my new haircut. (Cô ấy khen ngợi kiểu tóc mới của tôi trông tuyệt vời.)

Tình huống sử dụng: Thầy giáo vỗ vai, cổ vũ, động viên, khen ngợi thành tích.

Câu quả quyết

Khi muốn kể lại việc ai đó đã khẳng định hoặc kiên quyết làm một điều gì đó.

Cấu trúc:

  • S + insisted + on + V-ing (khăng khăng làm gì)
  • S + was determined + to V (kiên quyết làm gì)
  • S + asserted + that + S + V (khẳng định rằng)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “I will pay for dinner,” he said.
  • Tường thuật: He insisted on paying for dinner. (Anh ấy khăng khăng đòi trả tiền bữa tối.)
  • Trực tiếp: “I’m going to finish this project by tonight,” she said.
  • Tường thuật: She was determined to finish that project by that night. (Cô ấy kiên quyết hoàn thành dự án đó vào tối hôm đó.)

Tình huống sử dụng: Biểu hiện sự kiên quyết, quả cảm, không lay chuyển.

Câu đe dọa

Dùng để tường thuật lại lời đe dọa của ai đó.

Cấu trúc:

  • S + threatened + to V (đe dọa sẽ làm gì)
  • S + threatened + that + S + V (đe dọa rằng)
  • S + made a threat + that + S + V (đã đưa ra lời đe dọa rằng)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “I’ll tell your parents if you don’t stop,” he said.
  • Tường thuật: He threatened to tell my parents if I didn’t stop. (Anh ấy đe dọa sẽ nói với bố mẹ tôi nếu tôi không dừng lại.)
  • Trực tiếp: “You’ll regret this,” she said.
  • Tường thuật: She threatened that I would regret that. (Cô ấy đe dọa rằng tôi sẽ hối hận về điều đó.)

Tình huống sử dụng: Thể hiện lời nói gay gắt, biểu cảm dọa nạt.

Câu với wish

Dùng để tường thuật lại mong muốn hoặc ước nguyện của ai đó.

Cấu trúc:

  • S + wished + (that) + S + V (lùi thì) (ước rằng)
  • S + expressed a wish + (that) + S + V (lùi thì) (bày tỏ một ước muốn rằng)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “I wish I were taller,” she said.
  • Tường thuật: She wished she were taller. (Cô ấy ước mình cao hơn.)
  • Trực tiếp: “I wish I had studied harder,” he said.
  • Tường thuật: He expressed a wish that he had studied harder. (Anh ấy bày tỏ ước muốn rằng anh ấy đã học chăm chỉ hơn.)

Tình huống sử dụng: Khi ai đó bày tỏ ước nguyện, mong muốn về một điều không có thật hoặc không thể xảy ra ở hiện tại/quá khứ.

Câu với let

Khi “let” mang ý nghĩa ra lệnh hoặc đề nghị.

Cấu trúc:

  • let + O + V (nguyên mẫu) (cho phép ai đó làm gì) -> chuyển thành câu mệnh lệnh gián tiếp (told/asked + O + to V)
  • let’s + V (nguyên mẫu) (hãy cùng làm gì) -> chuyển thành câu đề nghị (suggested + V-ing/that S should V)

Ví dụ:

  • Trực tiếp: “Let him go!” she said.
  • Tường thuật: She told him to let him go. (Cô ấy bảo anh ấy hãy để anh ấy đi.)
  • Trực tiếp: “Let’s go to the beach,” he said.
  • Tường thuật: He suggested going to the beach. (Anh ấy gợi ý đi biển.)

Tình huống sử dụng: Khi người nói đang ra lệnh, đề nghị hoặc cho phép ai đó làm gì.

Các trường hợp không lùi thì trong câu tường thuật

Các trường hợp khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật bạn không cần phải thực hiện lùi thì cho động từ sau: 

Động từ tường thuật trong câu được dùng ở thì hiện tại

Bạn không cần phải lùi thì trong những câu sử dụng động từ tường thuật ở thì hiện tại hoặc câu gốc đang nói về một sự thật ở hiện tại.

dụ: He says he has missed the train but he’ll catch the next one. (Anh ấy nói anh ấy đã bỏ lỡ chuyến đầu nhưng anh ấy sẽ bắt lại chuyến khác)

Câu nói trực tiếp thể hiện một chân lý, một sự thật hiển nhiên.

dụ:  Water boils at 100 degrees Celsius. (Nước sôi ở 100 độ C).

Câu trực tiếp ở dạng câu điều kiện loại 2 hoặc câu điều kiện loại 3.

dụ: She said if she won the lottery, she would travel around Europe. (Cô ấy bảo nếu trúng số sẽ đi du lịch vòng quanh châu Âu).

>> Xem thêm: Câu điều kiện loại 1: Công thức, cách dùng, bài tập có đáp án

Không lùi thì khi mệnh đề nằm sau “wish” diễn tả một mong muốn có thể thực hiện được ở hiện tại

dụ: She wished she could go to the beach the next weekend. (Cô ấy nói rằng cô ấy ước mình có thể đi biển vào cuối tuần sau).

Không thay đổi thì của mệnh đề nằm sau “It’s about/high time”.

Ví dụ: She told her student that it’s about time they reported their research last week. (Cô giáo nói với học sinh rằng đến lúc báo cáo về nghiên cứu tuần trước của họ rồi).

Lời nói trực tiếp có chứa các động từ khiếm khuyết COULD, WOULD, SHOULD, MIGHT, OUGHT TO, HAD BETTER, USED TO.

Ví dụ: She said she would rather have a cup of coffee. (Cô ấy bảo muốn uống một ly cà phê).

Các trường hợp không lùi thì
Các trường hợp không lùi thì

Phân biệt câu trần thuật và câu tường thuật

Câu trần thuật trong tiếng Anh (declarative sentences/ statements): là dạng câu dùng để giải thích, cung cấp thông tin hoặc một sự thật, một chân lý, thường kết thúc bằng dấu chấm. Đây là loại câu được sử dụng nhiều trong tiếng Anh, bên cạnh câu hỏi, câu cảm thán tiếng Anh và câu mệnh lệnh.

Cách phân biệt câu trần thuật và câu tường thuật
Cách phân biệt câu trần thuật và câu tường thuật

Ví dụ

  • Nêu 1 sự thật: The sun rises in the east. (Mặt trời mọc ở phía đông.)
  • Cung cấp thông tin: The house was built in 1990. (Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1990.)
  • Giải thích: We decided to take a taxi as it was raining heavily. (Chúng tôi quyết định đi taxi vì trời đang mưa to.)

Câu tường thuật (reported speech): hay gọi là câu gián tiếp (Indirect speech) thường được dùng để tường thuật lại lời nói của một ai đó mà không làm thay đổi nghĩa của toàn bộ câu. Khi viết lại câu gián tiếp, lời nói đó không đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ

  • Câu tường thuật lời nói trực tiếp: “I will call you tomorrow,” Tom promised. Tường thuật: Tom promised that he would call me the next day.
  • Câu tường thuật câu hỏi trực tiếp: “Where do you live?” he asked. Tường thuật: He asked where I lived.

>> Xem thêm: Cấu trúc câu mệnh lệnh In Order To trong tiếng Anh

Bài tập luyện tập câu tường thuật

Bài 1: Chuyển câu trực tiếp → câu tường thuật

  1. She said, “I like this film”.
  2. “Where is your brother?” he asked me.
  3. “I don’t speak Chinese”, she said.
  4. “Say hello to Matt”, they said.
  5. “The movie began at 8 o’clock”, she said.

Bài 2: Chuyển câu hỏi sang câu tường thuật

  1. “Where do you live?” she asked me.
  2. “What time does the movie start?” Tom wondered.
  3. “Have you finished your homework?” my mother inquired.
  4. “Why didn’t you come to the party?” Sarah asked John.
  5. “Can you help me with this task?” the student asked the teacher.
  6. “How long have you been waiting?” the receptionist asked.
  7. “Do you like spicy food?” Maria asked her friend.
  8. “When will the results be announced?” the candidate wanted to know.
  9. “Are you going to attend the meeting tomorrow?” the manager asked his employee.
  10. “How much does this laptop cost?” the customer inquired.

Bài 3: Chọn đáp án đúng hoàn thành câu

  1. “Do you like pizza?” Tom asked Mary. Tom asked Mary _____ pizza.

 A. if she liked B. did she like C. whether she likes D. does she like

  1. “Where is the nearest bank?” the tourist inquired. The tourist inquired _____ the nearest bank was.

 A. where B. that C. which D. what

  1. “I can’t come to the party,” Sarah said. Sarah said that she _____ come to the party. 

A. can’t B. couldn’t C. won’t D. wouldn’t

  1. “Have you ever been to Paris?” John asked me. John asked me _____ to Paris.

 A. if I ever been B. had I ever been C. if I had ever been D. have I ever been

  1. “What time does the train leave?” she wondered. She wondered _____ the train left. 

A. what time did B. what time C. that what time D. when does

  1. “Don’t forget to lock the door,” my mother reminded me. My mother reminded me _____ to lock the door. 

A. don’t forget B. not to forget C. that I don’t forget D. to not forgetting

  1. “Are you going to the concert tomorrow?” Lisa asked Tom. Lisa asked Tom _____ to the concert the next day.

 A. is he going B. if he was going C. was he going D. if he is going

  1. “How long have you been studying English?” the teacher inquired. The teacher inquired _____ studying English. 

A. how long I had been B. how long have I been C. how long I have been D. that how long I was

  1. “I will finish the project by Friday,” he promised. He promised _____ the project by Friday. 

A. to finish B. that he will finish C. he would finish D. finishing

  1. “Can you help me with this problem?” the student asked the teacher. The student asked the teacher _____ with the problem. 

A. can he help her B. if he could help her C. could he help her D. to help her

  1. “What did you do last weekend?” Mary asked John. Mary asked John _____ the previous weekend. 

A. what did he do B. what he had done C. what he did D. what has he done

  1. “I’m sorry I’m late,” Tom said. Tom apologized _____ late. 

A. for being B. to be C. that he was D. because he is

Đáp án chi tiết bài tập câu tường thuật

Bài 1:

  1. She said she liked that film.
  2. He asked me where my brother was.
  3. She said that she didn’t speak Chinese.
  4. They asked me to say hello to Matt.
  5. She said that the movie had begun at 8 o’clock.

Bài 2:

  1. She asked me where I lived.
  2. Tom wondered what time the movie started.
  3. My mother inquired if/whether I had finished my homework.
  4. Sarah asked John why he hadn’t come to the party.
  5. The student asked the teacher if/whether he/she could help him/her with that task.
  6. The receptionist asked how long I/he/she had been waiting.
  7. Maria asked her friend if/whether he/she liked spicy food.
  8. The candidate wanted to know when the results would be announced.
  9. The manager asked his employee if/whether he/she was going to attend the meeting the next day.
  10. The customer inquired how much that laptop cost.

Bài 3:

  1. A. if she liked
  2. A. where
  3. B. couldn’t
  4. C. if I had ever been
  5. B. what time
  6. B. not to forget
  7. B. if he was going
  8. A. how long I had been
  9. C. he would finish
  10. B. if he could help her
  11. B. what he had done
  12. A. for being

>> Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp về câu tường thuật trong tiếng Anh

Câu tường thuật (Reported Speech) là gì?

Câu tường thuật (Reported Speech) là dạng câu gián tiếp được sử dụng để thuật lại một câu chuyện, một sự việc hay lời nói của một người nào đó mà không làm thay đổi nghĩa của câu gốc. Hay nói cách khác, đây là việc chuyển câu trực tiếp sang câu gián tiếp bằng hình thức kể lại.

Cấu trúc câu tường thuật gồm những thành phần nào?

Cấu trúc câu tường thuật cơ bản thường bao gồm:

  • Mệnh đề tường thuật (Reporting Clause): S + động từ tường thuật (say, tell, ask, wonder, etc.) + (O)
  • Mệnh đề được tường thuật (Reported Clause): (that) + S + V (đã lùi thì và thay đổi các yếu tố khác như đại từ, trạng từ thời gian/nơi chốn nếu cần).

Có bao nhiêu dạng câu tường thuật trong tiếng Anh?

Trong tiếng Anh, có ba dạng câu tường thuật (Reported Speech) phổ biến nhất:

  1. Câu tường thuật ở dạng câu kể (Statements)
  2. Câu tường thuật ở dạng câu hỏi (Questions): Gồm câu hỏi Yes/No và câu hỏi Wh-.
  3. Câu tường thuật ở dạng câu mệnh lệnh (Commands/Requests)

Cách chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật là gì?

Để chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật tiếng Anh, bạn cần thực hiện theo 4 bước chính:

  1. Bước 1: Chọn động từ tường thuật phù hợp (ví dụ: say, tell, ask, advise, promise…)
  2. Bước 2: Thay đổi thì trong câu Reported Speech (lùi thì).
  3. Bước 3: Chuyển đổi đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, tính từ sở hữu và tân ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh.
  4. Bước 4: Chuyển đổi trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn (nếu có).

Khi nào KHÔNG cần lùi thì trong câu tường thuật?

Bạn không cần lùi thì trong câu tường thuật ở các trường hợp sau:

  • Động từ tường thuật trong câu ở thì hiện tại (say, says, tell, tells).
  • Câu nói trực tiếp diễn tả một chân lý, sự thật hiển nhiên.
  • Câu trực tiếp ở dạng câu điều kiện loại 2 hoặc loại 3.
  • Mệnh đề nằm sau “wish” diễn tả một mong muốn có thể thực hiện được ở hiện tại.
  • Mệnh đề nằm sau “It’s about/high time”.
  • Lời nói trực tiếp có chứa các động từ khiếm khuyết như could, would, should, might, ought to, had better, used to.

Công thức chuyển câu hỏi sang câu tường thuật là gì?

  • Đối với câu hỏi Yes/No: S + asked/wanted to know/wondered + if/whether + S + V (lùi thì).
  • Đối với câu hỏi Wh-: S + asked (+ O)/wanted to know/wondered + Wh-words + S + V (lùi thì).

“Câu trần thuật” và “câu tường thuật” có giống nhau không?

Không, chúng không giống nhau.

  • Câu trần thuật (Declarative sentences/statements): là dạng câu dùng để giải thích, cung cấp thông tin hoặc một sự thật, một chân lý, thường kết thúc bằng dấu chấm.
  • Câu tường thuật (Reported speech): hay còn gọi là câu gián tiếp (Indirect speech), dùng để tường thuật lại lời nói của một ai đó mà không làm thay đổi nghĩa của toàn bộ câu, và không đặt trong dấu ngoặc kép.

Làm sao để phân biệt các động từ trong câu tường thuật?

Các động từ trong câu tường thuật thường được chia thành các nhóm chính dựa trên chức năng:

  • Động từ trung tính: say, tell (chỉ việc nói, kể lại).
  • Động từ câu hỏi: ask, wonder, inquire, want to know (dùng cho câu hỏi).
  • Động từ mệnh lệnh/yêu cầu/lời khuyên: tell, order, ask, advise, request, command, urge (dùng cho câu mệnh lệnh, yêu cầu).
  • Động từ diễn tả thái độ/mục đích: admit, deny, promise, refuse, offer, suggest, apologize, thank, warn, invite, remind, threaten, accuse, complain, explain, v.v. (giúp truyền tải rõ hơn ý nghĩa và thái độ của người nói gốc). Việc phân biệt sẽ dựa vào ngữ cảnh và ý nghĩa của lời nói gốc để chọn động từ phù hợp nhất.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm vững toàn bộ lý thuyết câu tường thuật trong tiếng Anh, từ định nghĩa, cấu trúc cơ bản đến các dạng câu đặc biệt. Việc thành thạo câu tường thuật sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều khi giao tiếp và chinh phục các bài thi. Đừng quên luyện tập thường xuyên với ELSA Speak để cải thiện kỹ năng nghe – nói – viết chuẩn ngữ pháp ngay hôm nay!